Rắn lục đuôi đỏ dài gần 1m xuất hiện tại Hội An

Google News

Tính đến nay, hàng trăm người đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện và loài bò sát nguy hiểm này cũng đã xuất hiện tại Hội An.


Sáng 27/11, ông Nguyễn Tấn Đức - Giám đốc Sở y tế Quảng Ngãi - cho biết theo báo cáo của các cơ sở y tế và bệnh viện, chỉ trong 2 tháng 10 và 11 đã ghi nhận 135 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhiều người nhập viện trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Trước tình hình rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều bất thường gây hoang mang, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền địa phương triển khai phát quang bụi rậm, hướng dẫn cách sơ cứu khi bị cắn.
 Con rắn lục đuôi đỏ được người dân phát hiện, đập chết.

Cùng ngày, lãnh đạo bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân tên Thống (40 tuổi, trú thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn) đến cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Trước đó, ngày 25/11, khi đang làm vườn, ông Thống bất ngờ bị rắn cắn ở ngón tay trái. Nghe tiếng kêu cứu, mọi người chạy đến đập chết con rắn lục rồi đưa ông đến bệnh viện.
Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm này, có gần 20 người dân ở Quảng Nam bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Còn số rắn được người dân phát hiện và tiêu diệt lên đến hàng trăm con. Trong ngày 24/11, tại xã Điện Phong (huyện Điện Bàn) có ít nhất 2 người phát hiện rắn lục đuôi đỏ trong vườn nhà.
Mới đây nhất, lúc 17h ngày 26/11, tại đường Nguyễn Tất Thành (đoạn qua phường Thanh Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) có con rắn lục đuôi đỏ to bằng cán dao, dài gần 1 mét xuất hiện.
Ngay lập tức, hàng trăm người dân chen chúc nhau để được nhìn thấy tận mắt loài bò sát này. Sau đó ít phút, một nam thanh niên chạy đến cầm con rắn rồi lên xe taxi rời khỏi hiện trường.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo TP.Hội An cho biết đây là lần đầu tiên ở phố cổ xuất hiện rắn lục đuôi đỏ. Để bảo đảm an toàn cho người dân và du khách, địa phương đã huy động các lực lượng chức năng phối hợp với người dân phát quang bụi rậm, truy tìm rắn lục để tiêu diệt.
Đồng thời, lãnh TP.Hội An cũng trấn an người dân không nên hoang mang trước tin đồn thất thiệt về việc có người lạ đem rắn lục đuôi đỏ thả vào khu dân cư.
Còn tại Đà Nẵng, theo phản ánh của người dân, liên tục những ngày qua rắn lục đuôi đỏ xuất hiện tại cầu Đa Cô (quận Liên Chiểu), phường Thọ Quang (quận Sơn Trà), khu vực sân bay (quận Thanh Khê)…
Vì quá lo sợ nên người dân thuê xe múc về xúc cây cối xung quanh để rắn không còn nơi ẩn nấp. Theo phản ánh của người dân phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà), trong tuần qua họ đã phát hiện và tiêu diệt 15 con rắn lục đuôi đỏ khi chúng bò vào nhà.
Tại khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Đà Nẵng đang điều trị cho hơn 10 người bị laoi2 này cắn. Trong đó, có 3 người dân Đà Nẵng, còn lại là bệnh nhân được chuyển ra từ Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng - cho biết mặc dù chưa có bệnh nhân nào tử vong do rắn lục đuôi đỏ cắn nhưng không được phép chủ quan, bởi loài này có nọc rất độc.
“Chúng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Trong nọc có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch...”, bác sĩ Hồng nói và khẳng định người bị rắn lục đuôi đỏ cắn có khả năng bị rối loạn đông máu và xuất huyết. Nếu không xử lý kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Theo bác sĩ Hồng, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì không được dùng garô, rạch rộng, hút nọc độc mà nên băng ép, tẩy nọc rồi chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bác sĩ Hồng lưu ý tuyệt đối không đắp các loại thuốc nam, chườm đá, không tự chữa trị tại nhà.
Bác sĩ Võ Đôn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam - cho biết hiện hiện nay ngành y tế chưa có phác đồ điều trị rắn lục đuôi đỏ cắn mà chỉ có phác đồ điều trị chung cho các loại rắn độc.
Theo ông, nếu nạn nhân còn tỉnh táo, nên đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Đoàn Nguyên/Zing

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Lê Nguyễn Bảo Lâm -

Rắn lục đuôi đỏ chỉ có một cách để trị chúng , đó là : tìm và tiêu diệt chúng . Đem nọc độc của chúng về nghiên cứu để tìm ra thuốc chữa trị . Phải chốt cửa cẩn thận không để rắn vào nhà . Ở những nơi có nhiều rắn thì không nên để trẻ em chơi đùa gần chỗ ẩm ướt vì chúng là nơi trú ngụ của rắn .

Rinh -

Ngỗng sợ rắn nhất em ơi. Đi gặp nhà nào nuôi ngỗng chỉ cần lấy cây dọc mùng giả làm rắn thì nó nằm im cho tha hồ ăn trộm.

Bin -

Cứ nuôi khoảng vài con ngỗng tốt nhất là ngỗng cái đen thì bố con rắn cũng không dám lại! Ngỗng nó có tập tính bảo vệ lãnh thổ đừng nói rắn mà người lạ vào nó vây cũng phải lạy với nó!

Khiêm -

Lý giải như vậy là chưa thỏa đáng, vì số lượng rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày càng nhiều và tốc độ tăng nhanh. Và tại sao các loài rắn khác không xuất hiện mà chỉ có rắn lục đuôi đỏ?

TIỀN -

Các nhà khoa học cần nghiêm túc khảo sát thực tế hơn tại sao ở các khu dân cư, thành thị đường bê tông tráng nhựa lại có nhiều rắn lục đuôi đỏ? Hiện nay, dân chúng rất hoan mang cho nên phải tìm hiểu nhiều góc độ. Nguyên nhân do khí hậu không thuyết phục. Cách phòng tránh... Thông báo trên các kênh thông tin đến người dân sớm hơn,

XA -

Theo ý kiến của riêng mình thì nên nuôi nhiều mèo, nhất là các giống mèo việt nam: mun, mướp,... Chúng bắt mồi giỏi. Nhà có nuôi 1 con rắn, chuột, rích,... Điều làm mồi của nó!

Mai -

Xả phải đập dập tiết ra mùi thì rắn mới ngại, chứ còn nguyên thì có gì đâu mà sợ

Bá long -

Chính xác. Nhà tui trồng sả, rắn bò qua đó không biết bao nhiêu lần.

Sáng -

Suy nghiĩ rắn sợ tỏi là hoàn toàn sai lầm. Trước đây tôi cũng nghe như vậy. Trước đây mấy năm do khó khăn sả giá cao mấy gia đình chúng tôi trồng sả. Bản thân tôi và cô bạn hàng xóm khi tỉa sả gặp phải rắn làm tổ ngay giữa bụi sả.

Vịt -

Thế thì tại sao những loại rắn khác không xuất hiện mà chỉ có rắn lục đuôi đỏ?

Long -

Nguyên nhân ư! Biến đổi khí hậu năm nay miền Trung ít mưa lũ. Thậm chí có hạn hán kéo dài. Rắn là loài biến nhiệt. Lạnh sẽ đi trú ẩn, nóng sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh. Việc Chặt phá rừng nghiệm trọng làm thay đổi môi trường sinh thái. Đối nương phá rẫy. Loài Rắn sống ở những khu vực rừng núi cây cối nhiều. Không còn chổ trú ẩn nên rắn mới tràn lan như vậy

cán -

Mình sinh ra và lớn lên ở miền tây, từ nhỏ tới lớn chưa hề nghe nhắc đến loài rắn lục đuôi đỏ này. Bây giờ tự nhiên ùng 1 cái xuất hiện nhiều vô số cắn người liên tục. Theo cách giải thích nhà khoa học mình không đồng tình, lúc trước loài rắn này không sinh sản hả. Bây giờ mới sinh sản cắn người. Theo như điều kiện tự nhiên lúc trước loài này còn dể sinh sản hơn gấp nhiều lần so với bây giờ. Đặc biệt là vùng sông nước miền tây.

Bình -

Đúng là sợ thật đấy . Nhưng sao chúng ta không bắt sống để nghiên cứu ta.

Hiển thị thêm bình luận