Ở cái tuổi 29 lẽ ra B.T.H (29 tuổi, Thanh Hóa) sẽ có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình, người thân. Nhưng chỉ vì quá khứ lầm lỡ, chơi tới bến mà cô mang trong mình nỗi đau có lẽ cả đời có hối tiếc cũng chẳng thể làm lại được.
H sinh ra và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Từ nhỏ, H đã không nhận được sự quan tâm đúng mực của cha mẹ. Hàng ngày, H vẫn chứng kiến cảnh cha mẹ chửi nhau, xong rồi đổ hết lỗi lầm lên đầu con cái. H đã từng chịu không ít lời nói sỉ vả từ cha mình. Cũng tại bởi xưa kia, mẹ H đã cướp cha cô từ ngày một người đàn bà khác. Cha cô về sau đã ân hận vì bỏ vợ cũ theo mẹ cô.
H chán nản nên học hết cấp 3 theo bạn bè lên thành phố Thanh Hóa sinh nhai. Với một cô gái từ quê lên thành thị, bất kỳ cái gì cũng khiến H hiếu kỳ. Những ngày đầu khó khăn, không có tiền tiêu xài, H đã gặp và quên với L một cô gái cùng quê. Thấy H khó khăn, L không ngừng giúp đỡ, L còn cho H tiền để H chi tiêu. Sau đó, L dặn “Khi nào hết tiền thì đến làm việc cho chị. Việc làm nhàn rỗi mà lại lương cao”.
H nghe thế, hôm sau khi hết tiền đã đên tìm L. Chẳng ngờ cái L nghề nói là nghề mát xa, tẩm quất. H đầu còn e ngại, nhưng sau đó vì không còn cách để mưu sinh H theo L hành nghề. Được một thời gian, H dần quen với công việc. Ánh đèn mờ ảo khiến H quên đi quá khứ đau buồn, cô nuôi mộng học nghề rồi mở cơ sở tẩm quất cho riêng mình.
|
Chẳng ngờ cái L nghề nói là nghề mát xa, tẩm quất (Ảnh minh họa). |
Một đêm, H theo L tụ tập bạn bè. Sau khi uống xong kéo nhau về phòng L ngủ. Chẳng ngờ đêm đó, H bị gã bạn của L “trộm” mất đời con gái. Tỉnh dậy, H thấy đau rát nhìn xuống ga giường có những vệt máu loang lổ H ngồi khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên H khóc sau khi xa nhà.
Từ hôm đó, H sống buông thả. Cô sa vào cuộc sống vội vàng, yêu đương không có định hướng. Đêm nào cô cũng theo L đi bar, sống trong ảo mộng. Chẳng có người đàn ông nào yêu cô thật lòng, những kẻ đến với cô cũng chỉ muốn lợi dụng thân xác đang tuổi xuân thì của cô mà thôi.
Đi làm lương tháng được vài triệu bạc, H đốt hết cho những bộ quần áo đắt đỏ, son phấn, cô chẳng dành được gì cho bản thân. Theo L, H nhận lời cặp kè với những gã đàn ông bụng bự để có tiền vui chơi, cô sa đà vào những cuộc chơi thâu đêm trác táng. Thậm chí để chiều lòng nhân tình, có lần cô còn chấp nhận những kiểu yêu tập thể bệnh hoạn. Chính lối sống buông thả đó đã đẩy cô vào một bi kịch mà cả đời có có nằm mơ cũng không tưởng tượng nổi.
Từ ngày biết mình mắc bệnh, H ân hận vô cùng, cô chẳng ngờ cuộc đời cô lại ngắn ngủi như thế. Bác sĩ cho biết, bệnh HIV của cô đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Nghe thế, H như muốn chết đi. Lúc này cô mới nghĩ tới gia đình, nghĩ tới cha mẹ ở quê. H thấy tuyệt vọng lắm! Giờ cô muốn làm lại tất cả để có một cuộc sống như những người khác, nhưng cô đã lún quá sâu vào vùng bùn đen tối, cô nghĩ mình chẳng còn sống được lâu nữa.
Phải làm gì khi nhiễm HIV?
HIV/AIDS là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm, và từ mẹ sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú.
Với 24 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh trong đó có 15 năm điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS bác sĩ Nguyễn Duy Thế (Hội viên hội gan mật TP.HCM) chuyên gia tư vấn về bệnh HIV/AIDS khẳng định: người nhiễm HIV hoàn toàn có khả năng sống khỏe mạnh bình thường trên 30 năm. Chỉ cần bệnh nhân có niềm tin, kiên trì điều trị và tuân thủ những bí quyết sau:
Thứ nhất, cần kéo dài giai đoạn tiềm tàng (thời gian từ khi nhiễm HIV tới khi chuyển sang AIDS) càng lâu càng tốt có thể tới trên 10 năm. Khi đã chuyển sang giai đoạn AIDS bạn phải uống thuốc kháng HIV (ARV) hàng ngày.
Bạn phải tuân thủ tuyệt đối điều trị ARV, đây là vấn đề quan trọng nhất. Nếu không tuân thủ tốt HIV sẽ kháng thuốc dẫn tới thất bại điều trị. Sau mỗi 06 tháng các bác sĩ sẽ xét nghiệm CD4 trong máu của bạn để đánh giá tình trạng hệ miễn dịch của bạn. CD4 trên 500 bạn mới an toàn.
Thứ hai là chế độ dinh dưỡng tốt. Với bệnh nhân HIV, chế độ dinh dưỡng hơn người bình thường khoảng 10%. Ăn uống nhiều hơn, không kiêng cữ bất kỳ điều gì, đặc biệt là những thức ăn có nhiều chất bổ, ăn cân đối.
Thứ 3, có người tư vấn chia sẻ để giải tỏa về mặt tinh thần, tránh mặc cảm phân biệt đối xử, chán nản tuyệt vọng. Chăm chỉ tập thể dục, tham gia các hoạt động xã hội để bản thân thấy mình hòa nhập, không bị tách khỏi cộng đồng.
Thứ 4 thực hiện nếp sống lành mạnh. Ví dụ, dậy sớm, ngủ sớm không nên thức khuya, không làm việc quá sức, không dùng rượu bia, không dùng thuốc lây nhiễm cho cộng đồng….Ngoài ra, họ có thể dùng những sản phẩn chuyên biệt như tổ yến, nấm linh chi,…những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Theo Người Đưa Tin