Vén màn khổ tâm của đại gia
Hành động tự kết liễu đời mình bằng súng của đại gia bất động sản khét tiếng Đà Nẵng Mai Thanh Bình khiến người dân nới đây bàn tán xôn xao mấy ngày nay. Từ trước tới nay, ông Bình nổi lên là một đại gia bất động sản giàu có, sở hữu căn biệt thự hoành tráng trên đường Trần Nhân Tông, TP Đà Nẵng, thời gian thị trường bất động sản sôi động, giá cao, ông “trúng quả” nhiều dự án, đất nền lớn nên trở thành đại gia kinh doanh bất động sản có tiếng. Thế nhưng, đời có mấy khi ngờ đại gia cũng có thể tuột dốc, bất động sản rớt giá thê thảm, công việc làm ăn của ông Bình gặp khó, nợ nần ngày càng chồng chất do “ôm” rất nhiều đất dự án, đất nền và vay số tiền lớn để đầu tư. Có lẽ ông tự tử vì vỡ nợ và cũng phần lớn là vì căn bệnh tiểu đường tai quái, biết mình không còn nhiều thời gian vì bệnh đã nặng, ông Bình tự tử để giải thoát cho chính bản thân của mình.
|
Căn biệt thự của vợ chồng ông Mai Thanh Bình, nơi từng là quán cà phê đình đám ở Đà Nẵng.
|
Tháng 5/2014, dư luận cũng được phen ngỡ ngàng với sự việc Cựu giám đốc dầu khí PIV nhảy từ tầng 9 xuống tự tử. Ông Trần Danh Lam, Giám đốc công ty cổ phần thẩm định giá dầu khí PIV nhảy lầu tự tử tại tòa nhà Indochina ở quận 1, TP.HCM khi mới nhận chức giám đốc công ty khoảng một tháng rưỡi. Nội bộ công ty lục đục, tính chất công việc căng thẳng khiến ông Lam có nhiều phiền muộn, đồng thời gần thời gian tự tử, công ty của ông Lam cũng bị kiểm toán phát hiện thâm hụt khoảng 3 tỷ đồng. Rơi vào mớ bòng bong, cùng quẫn, ông Lam lạc mất lý trí, thực hiện hành vi dại dột.
|
Tòa nhà nơi ông Lam nhảy từ tầng 9 tự tử. |
Thời gian đã trôi qua khá lâu, nhưng đến nay người ta vẫn còn nhớ rõ chuyện ông Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Constrexim Hải Phòng - ông Nguyễn Huy Đức, tự vẫn trong phòng làm việc tại Công ty, để lại lá thư tuyệt mệnh với nội dung ngắn gọn: "Tôi đã phá sản. 8h20, ngày 12/11/2009, ký tên Đức”. Ông Đức chọn con đường tự tử bởi số tiền Công ty nợ đã rơi vào khoảng 6-7 tỷ đồng, tương đương số tiền các đơn vị đối tác khác nợ Công ty Constrexim Hải Phòng, bỏ lại một gia đình hạnh phúc, lòng thương tiếc của hàng trăm nhân viên với vị lãnh đạo mà họ coi là vốn tận tuỵ, vui tính, năng động và tình cảm với mọi người.
|
Lá thư tuyệt mệnh ngắn gọn của ông Nguyễn Huy Đức. |
Khi đã cùng đường... ôm tiền tỷ tự tử thoát nợ
Đại gia Linh quê ở xứ Quảng xuất thân là người vô công rồi nghề, rồi gặp may còn hơn trúng số nhờ mảnh ao trồng rau muống bán được giá, trở thành đại gia trong thoáng chốc. Thấy mua bán đất lời cao, chẳng mấy chốc thành đại gia, Linh đâm đầu vào kinh doanh bất động sản, thế rồi bất động sản chững lại, Linh rơi vào nợ nần quay cuồng, điện thoại mở ra là nợ đòi, khách hàng chửi, ngân hàng réo, căn hộ triệu độ ven sông Sài Gòn bị ngân hàng siết nợ, phải đi thuê căn phòng trọ ọp ẹp sống tạm, sống dở chết dở.
|
Giải thoát về thế giới bên kia là cách nhiều đại gia BĐS chọn khi bỗng "rơi từ trên cao xuống đất". |
Nữ đại gia C.P lừng lẫy một thời về kinh doanh BĐS ở các quận ven nội và ngoại thành TP HCM. Bà thành công trong kinh doanh vật liệu xây dựng, kiến trúc ở các quận 5, quận 10, quận Tân Bình, mỗi ngày dòng tiền lưu chuyển qua tay bà vài chục tỷ là bình thường. Nhưng khi thị trường BĐS bùng nổ, cơ hội "trời cho" khiến nữ đại gia C.P thêm tham vọng, vươn vòi bạch tuộc của mình xa đến tận các vùng đất nông nghiệp, thủy sản ở Vũng Tàu, Đồng Nai, và vì thế mà không còn sức thoát khỏi cơn khủng hoảng BĐS nghiệt ngã nhất trong lịch sử.
Nữ đại gia Huyền ở Quận 2, TP HCM chọn cách giải thoát về thế giới bên kia khi ngân hàng cắt nguồn vay và thu hồi nợ, bong bóng BĐS bắt đầu vỡ, giá nhà đất rớt thảm hại, thậm chí bán không được, đất đai trở thành xác không hồn, giá trị giao dịch bị đóng băng. Nợ ùn ùn thúc tới, nữ đại gia thẫn thờ, bị sốc và quyết định cũng rất nhanh, bà thuê xe ôm chở lên giữa cầu Sài Gòn đứng lại, vét trong túi sạch tiền trao cho bác xe ôm già. Bác xe ôm già chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì nữ đại gia đã nhảy ùm xuống sông.