11 câu nói không tồn tại trong từ điển của người giàu

Google News

Người nghèo thường bi quan: "Tôi sẽ chẳng bao giờ giàu được", còn người giàu thì nói: "Tôi là người giàu. Và người giàu sẽ không làm chuyện này"...

"Tôi không mua cái này được đâu"
Còn trong từ điển của người giàu, họ sẽ nói: "Làm thế nào mua được nó nhỉ?"
Bên trên là lời khẳng định, còn bên dưới là câu hỏi. Một trói bạn lại, và một buộc bạn phải suy nghĩ. Khi bạn nói "Tôi không thể mua nó", não bạn sẽ tự ngừng hoạt động. Nhưng khi nói "Làm thế nào để mua nó", não bạn sẽ phải làm việc.
Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải mua mọi thứ. Vấn đề ở đây là bạn nên thường xuyên luyện tập cho bộ não, vì trí tuệ càng minh mẫn, bạn càng kiếm được nhiều tiền.
“Điều đó thật không công bằng”
Bill Gates đã từng nói rằng “Cuộc sống chẳng công bằng tẹo nào.” và tốt nhất bạn đừng nên lặp lại câu nói này bởi ai mà chẳng biết điều đó. Người khác nghe phải câu nói này liên tục từ bạn họ sẽ rằng bạn thật nông nổi, trẻ con, ngại khó ngại khổ và lúc nào nhìn cuộc sống qua lăng kính của sự thất bại.
Nếu bạn cảm thấy rằng tài năng, năng lực của mình xứng đáng nhận được nhiều cơ hội hơn thì hãy thẳng thắn bày tỏ trực tiếp với cấp trên và tìm hiểu nguyên nhân vì sao người đó không phải là bạn mà là anh chàng đồng nghiệp mới vào, thay vì luôn than thở và nói những câu càng làm mất hình tượng bản thân.
11 cau noi khong ton tai trong tu dien cua nguoi giau
 
"Tôi làm việc vì tiền"
Còn người giàu sẽ nói: "Tiền làm việc cho tôi"
Có sự khác biệt giữa việc người giàu và người thường chọn cách được trả lương thế nào. Người thường muốn được trả theo thời gian - theo tháng hay giờ chẳng hạn. Còn người giàu thường có công ty riêng, được nhận hoa hồng, chọn cổ phiếu hoặc chia lợi nhuận.
Nếu làm việc vì tiền, tức là bạn đã giao quyền cho ông chủ. Còn nếu để tiền làm việc cho bạn, tức là bạn là người có quyền kiểm soát chúng.
"Những việc liên quan đến tiền thì nên cẩn thận. Đừng liều lĩnh"
Còn câu nói của người giàu sẽ là: "Hãy học cách quản lý rủi ro"
Người giàu tham gia cuộc chơi để chiến thắng. Điều này luôn đòi hỏi phải có yếu tố rủi ro. Một việc quan trọng không kém là phải chấp nhận rủi ro một cách khôn ngoan. Sự liều lĩnh mù quáng sẽ chẳng dẫn bạn đi đến đâu cả. Nhưng chấp nhận những rủi ro một cách thông minh (bạn có thể nhận biết chúng nhờ giáo dục và kinh nghiệm) sẽ đem lại cho bạn những phần thưởng rất lớn.
“Tôi xin lỗi. Tôi bận quá”
Nếu nhận ra cơ hội, người thành công sẽ nắm bắt ngay. Chắc chắn là thỉnh thoảng việc này sẽ mất thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ phải chấp nhận. Lão Tử từng nói: “Thời gian là thứ đã được tạo ra. Nói ‘Tôi không có thời gian’ cũng chẳng khác nào ‘Tôi không muốn làm’”
Căn nhà của tôi là một loại tài sản"
Còn người giàu sẽ nói: "Căn nhà là một loại tiêu sản"
Hãy tưởng tượng nếu ngừng làm việc hôm nay, tài sản là những thứ sẽ đổ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản sẽ lấy tiền của bạn ra. Hiểu được sự khác biệt giữa hai điều này là rất quan trọng. Sở hữu một căn nhà rất đắt đỏ, mà không phải lúc nào giá của nó cũng đi lên.
Dĩ nhiên, ý tôi không phải là không được mua nhà. Điều tôi muốn nói là bạn nên hiểu sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản. Khi muốn mua căn nhà lớn hơn, việc đầu tiên tôi làm là mua tài sản có thể tạo ra đủ dòng tiền cho căn nhà mới đã
Học hành chăm chỉ vào, để tìm được công ty tốt mà làm việc"
Còn người giàu sẽ nói: "Học hành chăm chỉ vào để còn tìm được công ty tốt mà mua lại"
Người giàu không bao giờ sợ nghĩ lớn. Họ luôn đặt kỳ vọng cao và muốn kiếm được nhiều tiền.
"Tôi sẽ chẳng bao giờ giàu được"
Người giàu thì nói: "Tôi là người giàu. Và người giàu sẽ không làm chuyện này"
Kể cả khi người giàu có gần như phá sản họ vẫn tự nhắc nhở mình là một người giàu. Họ luôn nói: "Nghèo và phá sản là hai chuyện khác nhau. Phá sản là tạm thời, còn nghèo là vĩnh viễn".
11 cau noi khong ton tai trong tu dien cua nguoi giau-Hinh-2
 
"Tôi không thích tiền"
Còn người giàu sẽ nói: "Tiền bạc là sức mạnh"
Phần lớn chúng ta được dạy phải đi học trường tốt, tìm được việc làm và biết ơn vì mọi thứ mình đang có. Nói thẳng ra, là phần lớn chúng ta được dạy phải an phận.
Nhưng trái lại, người giàu nghĩ về tiền rất logic. Họ cho rằng tiền chính là công cụ đầy quyền lực, có thể mang đến nhiều lựa chọn và cơ hội trong cuộc sống.
"Mình có đủ tiền để mua cái này hay không?"
Người giàu sẽ nói" "Cái này có đáng để mua hay không?"
Steve cho biết những người giàu có không ngại đầu tư cho tương lai của họ từ túi tiền của người khác. "Người giàu không quan tâm tới việc có đủ tiền để mua cái này hay không mà họ chỉ quan tâm rằng chúng có đáng để mua, đáng để đầu tư hay không".
"Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi"
Người giàu suy nghĩ: "Tôi tạo ra cuộc đời tôi".
Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”. Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”. Bạn chứ không ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào. Người giàu chịu trách nhiệm với chính mình về những việc xảy đến với họ trong khi người nghèo khó lại cho rằng mình là nạn nhân. Cách họ phản ứng với vấn đề tài chính là:
– Đổ lỗi cho thị trường, quy trách nhiệm cho chính phủ và nền kinh tế thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.
– Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.
– Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.
– Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.
Kết luận
Tiền chỉ là một quan niệm. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ của mình. Hãy bắt đầu thật sớm. Hãy mua những cuốn sách, hãy đến các cuộc hội thảo, hãy luyện tập, hãy bắt đầu nhỏ thôi. Chính những gì trong đầu bạn sẽ quyết định những gì trong tay bạn.
Tất cả mọi người đều được ông trời tặng cho hai món quà đó là trí óc và thời gian. Bạn có quyền làm mọi điều mình muốn với cả hai thứ này. Và chúng ta là những con người ưu tú nhất, đang sống ở thời đại công nghệ thông tin, hãy nắm bắt và phát huy khả năng, năng lực của mình để đem lại nguồn tài sản vô giá, để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
(Kiến Thức đã đặt lại tiêu đề bài viết) 
Theo Ngọc Anh/ ĐSPL