Người dân chưa kịp khắc phục những tổn thất do cơn bão số 10 gây ra cuối tháng 9 thì bước sang tháng 10, cơn bão số 11 mang tên Nari lại ập tới, gây ngập lụt, sạt lở và cô lập nhiều khu vực miền Trung. Không chỉ nhân dân ở các khu vực vùng sâu vùng xa chịu nhiều thiệt hại mà ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế, Vinh - những nơi cơn bão đi qua cũng để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Điều này một lần nữa đặt ra yêu cầu đối với các kiến trúc sư, các chủ đầu tư công trình, khi thiết kế nhà ở khu vực hay gặp gió to, bão lớn phải lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp để đảm bảo sự bền vững và an toàn cho công trình. Đặc biệt là các loại vật liệu bao che bên ngoài, nơi chịu tác động trực tiếp của thời tiết như cửa ra vào, cửa sổ, vách kính, làm sao để khi có gió bão có thể đảm bảo được an toàn cho người sử dụng bên trong lẫn người qua lại ở bên ngoài.
Những công trình “vượt bão”
Hai cơn bão lớn vừa qua đã khiến các tỉnh miền Trung gặp nhiều thiệt hại về người và vật chất, nhưng không phải là không có những công trình vững vàng vượt qua mưa to, gió lớn. Qua khảo sát một số công trình lớn tại Đà Nẵng - Thành phố nằm trong tâm bão của cơn bão số 11 vừa qua như: Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, Tòa nhà văn phòng Công ty 545..., mặc dù là những công trình sử dụng hệ vách nhôm kính lớn bao quanh tòa nhà, nhưng đã không xảy ra bất cứ hư hại nào về cửa. Ghi nhận phía bên trong cũng không bị ngấm hay rò rỉ nước. Một số công trình vẫn còn đang thi công như Nhà khách Ủy ban Tp Đà Nẵng, khách sạn Sun DC thì những phần cửa đã lắp đặt cũng được đảm bảo.
Bác sỹ Trân, giám đốc Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng cho biết: “Tòa nhà bệnh viện có diện tích phủ kính lớn nên đợt mưa bão vừa rồi chúng tôi cũng khá lo, sợ kính sẽ bị bể, gây mất an toàn cho bệnh nhân và bác sỹ. Nhưng rất may các cánh cửa kính đều không bị hư hại gì, thậm chí nước cũng không bị rò rỉ vào bên trong”.
Anh Nguyễn Kiệt, có căn biệt thự đang xây dựng trên đường Nguyễn Tất Thành hiện chưa hoàn thiện cho biết: “Tuy vẫn còn xây dựng chưa hoàn thiện nhưng trong đợt bão vừa qua, nhà tôi hầu như không bị ảnh hưởng. Các cửa sổ, cửa ra vào trong nhà sử dụng nhôm của Eurowindow đều rất kín khít và chắc chắn, không hề bị ngấm nước. Nói chung tôi rất yên tâm với hệ thống cửa nhà mình”.
Từ Đà Nẵng, đi dọc vào trong là bãi biển Cửa Đại với hàng loạt các resort lớn nhỏ. Việc xây dựng các khu resort ở đây làm sao để phù hợp với khí hậu biển, mang lại tầm nhìn (view) đẹp nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chống chọi được với các cơn bão luôn là bài toàn khó đối với các kiến trúc sư và chủ đầu tư.
Boutique Resort là một trong những khu nghỉ dưỡng 4 sao rất đông khách ở khu vực Cửa Đại. Theo quan sát của chúng tôi sau đợt bão vừa rồi, Resort này gần như không bị ảnh hưởng, dù nằm khá sát biển. Qua tiếp xúc với chủ đầu tư, được biết công trình này cũng sử dụng cửa sổ và cửa uPVC của Eurowindow, anh Thân Đức Khánh – chủ đầu tư Boutique Resort cho biết: “Trong đợt bão vừa qua, xung quanh đây rất nhiều nhà bị tốc mái, cửa bị đánh hỏng, vỡ kính…Tuy nhiên, rất may khu nghỉ của chúng tôi không bị thiệt hại gì. Các cảnh cửa đều đóng kín, an toàn. Đôi chỗ cũng hơi bị rỉ nước, nhưng không đáng kể, không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt chung”.
Có thể thấy, các công trình này đều sử dụng cửa của Eurowindow – đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về cửa và hệ vách nhôm kính lớn hàng đầu tại Việt Nam.
Tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn
Để làm rõ hơn về vấn đề an toàn khi thiết kế và lắp đặt cửa cho các công trình trong khu vực hay gặp thiên tai, chúng tôi đã trao đổi với ông Vũ Trọng Trung – Phó tổng giám đốc phụ trách Kỹ thuật công ty Eurowindow và đã nhận được những chia sẻ rất hữu ích về quy trình lắp đặt sản phẩm rất hữu ích.
“Đối với chúng tôi, khi tư vấn lắp đặt cửa bên cạnh yếu tố chất lượng, tính thẩm mỹ thì an toàn cho người sử dụng cũng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là khi lắp đặt cửa ở các công trình cao tầng, hay chịu ảnh hưởng của gió bão. Theo đó, với mỗi yêu cầu lắp đặt cửa từ chủ đầu tư, chúng tôi đều đến tận nơi quan sát thực địa, kiểm tra kết cấu, áp lực gió bão, tải trọng công trình... Sau đó, dựa trên tiêu chuẩn TCVN – 2737 theo từng cấp gió và chiều cao, vị trí công trình, chúng tôi phân tích, tính toán nhằm đưa ra được những số liệu chính xác và an toàn nhất. Việc tính toán bao gồm 2 thành phần gió tĩnh và gió động, áp lực chịu được khi phá hủy là 1.5 lần áp lực gió thiết kế, đảm bảo các cửa sổ, cửa chính, vách nhôm kính lớn có thể đứng vững khi có gió bão. Bản vẽ thiết kế cuối cùng được đưa ra kiểm tra và phê duyệt đúng với các quy trình, quy định về xây dựng, nhằm hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình gia công và lắp đặt”.
Ông Vũ Trọng Trung còn cho biết thêm: “Ngoài sự tính toán này, các bộ phận trong công ty chúng tôi phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa khâu tư vấn bán hàng và khâu thiết kế để đảm bảo tính chính xác, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho những giải pháp về vật liệu và bảng tính kết cấu, áp lực gió bão. Cuối cùng, các sản phẩm cửa của chúng tôi khi sản xuất và lắp đặt đều được giám sát rất chặt chẽ nhằm đảm bảo mọi chi tiết lắp đặt lên công trình đều đúng bản vẽ thiết kế đã duyệt”.
Như vậy có thể thấy việc tính toán lắp đặt cửa trong một công trình là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là ở các công trình trong vùng hay gặp bão lũ cần phải tuân thủ theo một quy trình, tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Chỉ khi các công trình đảm bảo được các yêu cầu về thiết kế cửa đi, cửa sổ, vách nhôm kính lớn đúng tiêu chuẩn thì những thiệt hại do thiên tai gây ra ở các thành phố lớn mới giảm thiểu tới mức tối đa. Và sự an toàn của người dân quanh khu vực đó mới được đảm bảo.
PV