FLC đồng hành cùng Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng

Google News

(Kiến Thức) - “Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ IV, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019” vừa diễn ra thành công với nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc từ ngày 5 đến 11/11/2019 vừa qua.

Đến hẹn lại lên, cứ vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm, người Khmer lại tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc để thể hiện lòng biết ơn vị Thần mặt trăng đã phù hộ một mùa vụ bội thu… Đây là sự kiện được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận cho tỉnh Sóc Trăng tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm bảo tồn, phát huy và quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer tại khu vực ĐBSCL.
Như thông lệ, điểm nhấn của lễ hội năm nay là Giải đua ghe Ngo thu hút 59 đội đua nam, nữ với hơn 2.000 vận động viên đến từ các tỉnh khu vực ĐBSCL.
FLC dong hanh cung Le hoi Ooc Om Boc - Dua ghe Ngo Soc Trang
Ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại Lễ khai mạc 
Trong không khí sôi động rộn rã, ngày 11/11, các đội đua vượt qua vòng loại lần lượt bước vào vòng bán kết và chung kết để tìm ra các đội có thành tích xuất sắc nhất. Tại lễ bế mạc, các đội chiến thắng đã nhận được những phần thưởng hấp dẫn với cơ cấu giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng đến từ các nhà tài trợ, trong đó, Tập đoàn FLC đồng hành cùng lễ hội năm nay với vai trò là nhà tài trợ kim cương.
Bên cạnh Giải đua ghe Ngo, Lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động phong phú về văn hóa, thể thao, du lịch và biểu diễn nghệ thuật truyền thống như hội thi thả Đèn nước, phục dựng lễ Cúng Trăng, phục dựng ghe Cà Hâu, hội diễn nghệ thuật quần chúng và trang phục Khmer, liên hoan ẩm thực “Hương vị Sóc Trăng”…
FLC dong hanh cung Le hoi Ooc Om Boc - Dua ghe Ngo Soc Trang-Hinh-2
 Giải đua ghe Ngo mang đến không khí sôi động cho Lễ hội
Ngoài ra, trong khuôn khổ của Lễ hội còn có Hội chợ triển lãm nông nghiệp - thương mại - du lịch và liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP (thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) với khoảng 400 gian hàng của hơn 150 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong đó, Công ty CP Nông Dược HAI thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn FLC cũng tham gia gian hàng trưng bày các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với những sản phẩm chất lượng do chính công ty sản xuất và phân phối, Nông dược HAI mong muốn góp phần vào việc gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng nông sản của ĐBSCL - vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
“Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu tiềm năng, thế mạnh đa dạng với sự hiện diện của nhiều trung tâm đô thị cũng như trung tâm du lịch lớn của cả nước. Đây cũng là một trong những thị trường đầu tư trọng điểm của Tập đoàn FLC với hàng loạt dự án quy mô trong nhiều lĩnh vực đang được xúc tiến triển khai, trong đó có khu đô thị FLC Lavista Sa Đéc vừa chính thức khởi công cuối tháng 7 vừa qua tại tỉnh Đồng Tháp”, Đại diện tập đoàn FLC cho hay.
Cũng theo vị lãnh đạo này, bên cạnh quá trình đầu tư dự án nhằm góp phần cải thiện diện mạo hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ tại khu vực, Tập đoàn FLC cũng xác định mục tiêu chung tay cùng ĐBSCL trong việc huy động các nguồn lực tài chính cũng như nhân lực, vật lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Trước đó, FLC đã từng phối hợp với nhiều tỉnh thành cả nước để tổ chức thành công các sự kiện văn hóa quy mô quốc gia như Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam tại Đắk Nông, Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại Gia Lai, Lễ hội cà phê tại Buôn Ma Thuột, Lễ hội hoa Phượng đỏ Hải Phòng, Carnaval Hạ Long 2019…
Thông qua các sự kiện này, du khách sẽ cảm nhận được những nét văn hóa bản địa độc đáo, đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của các vùng miền. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội các địa phương.
“Đồng hành cùng những sự kiện văn hóa, bảo tồn di sản là định hướng lâu dài của FLC trong việc phát huy hiệu quả tiềm năng của địa phương, tạo nền tảng phát triển cho du lịch khu vực, qua đó góp phần đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững mà Tập đoàn đã gìn giữ và theo đuổi trong nhiều năm qua”, Đại diện Tập đoàn FLC nhấn mạnh.
PV