Thủng dạ dày vì tự ý tiêm thuốc giảm đau

Google News

(Kiến Thức) - Bệnh nhân Nguyễn Hữu D (Quốc Oai, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng bụng cứng đau đột ngột, dữ dội, phải mổ gấp vì bác sỹ chần đoán bị thủng dạ dày.

Tự ý tiêm thuốc giảm đau... thủng dạ dày
Tại phòng điều trị bệnh nặng của khoa ngoại, Bệnh viện B., bệnh nhân Nguyễn Hữu D (Quốc Oai, Hà Nội) vẫn đang nằm điều trị sau ca phẫu thuật.
Sau ca mổ, ông D. dần bình phục nhưng vẫn cần truyền máu và tiếp đạm. Trên khuôn mặt khắc khổ của người đàn ông ấy không che giấu được những tiếc nuối. Ông ngậm ngùi bảo: Tôi vốn bị đau dạ dày trước đó mà không biết rằng, việc đơn giản là tiêm thuốc giảm đau khiến tôi thế này đây.
Ảnh minh họa. 
Theo lời ông D., năm 2010, ông bị đau lưng, đau hông, lan dần xuống chân. Lúc bị đau, ông chỉ nghĩ rằng vì mình làm nhiều nên bị đau vớ vẩn. Nghe người làng mách, ông ra hiệu thuốc gần nhà kể bệnh. Người của hiệu thuốc đó tiêm cho ông một mũi, ông thấy hết đau ngay nên rất sung sướng. Dần dà, sau 5 – 6 ngày, khi bị đau, ông lại đến tiêm 1 mũi.
Ông bảo: “Tôi không biết họ tiêm cho thuốc gì, mà toàn tên tiếng nước ngoài, chả nhớ được. Ông tiêm liên tục trong vòng vài tháng. Tiêm xong thấy người nóng ran”.
“Người nào tiêm thuốc đó xong cũng bị đau dạ dày. Tôi thì bị nặng là thủng dạ dày. Sau đó, vì đau lưng quá, ông tiếp tục lên Hà Nội chữa, bác sỹ bảo ông bị thoát vị đĩa đệm cho ông thuốc về uống. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm của ông dần dần đỡ. Nhưng ông thấy dạ dày bắt đầu đau âm ỉ, vì nghĩ bệnh đau lưng quan trọng hơn nên ông chú tâm chữa thoát vị đĩa đệm. Còn bệnh dạ dày, ông uống thuốc nam, thuốc bắc nhì nhằng.
Rồi bụng ông đau dữ dội, tại bệnh viện tuyến huyện, ông đã được thử máu, tiếp máu và nội soi. Ông được về nhà nhưng lại đau. Ông lên viện B. và được bác sỹ cho chụp X quang cùng vài xét nghiệm khác, sau đó ông được phẫu thuật nhanh chóng.
Bác sỹ trưởng khoa ngoại bệnh viện B. cho biết: Để giảm đau lưng, đau hông, bệnh nhân này có thể được tiêm thuốc non – steroid hay loại thuốc giảm đau khác có trên thị trường. Thuốc này vào cơ thể có thể gây loét, thủng dạ dày dẫn đến xuất huyết.
Từ đó, bác sỹ cảnh báo: Khi bị đau, ốm, bệnh nhân không nên nghe lời mách của ai mà tự uống, tiêm thuốc không biết nguồn gốc, không được bác sỹ chỉ định.
Ngoài ra, để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nên uống thuốc vào lúc no, sau khi ăn và uống với một cốc nước (khoảng 200 - 250ml).
Những loại thuốc giảm đau cần đặc biệt chú ý vì đây là loại thuốc thường dùng để điều trị đau cấp tính, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn mà không nên kéo dài.
Người bị đau dạ dày nên dùng thảo dược hỗ trợ bao lót bảo vệ niêm mạch dạ dày tránh bị tổn thương.
Lời khuyên của chuyên gia 
GS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết: Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin với nhiều hoạt tính sinh học quý như: chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, bảo vệ gan, bảo vệ thận, phòng nhồi máu cơ tim....
Tinh chất curcumin từ củ nghệ có hiệu quả cao với bệnh viêm loét dạ dày -tá tràng.  (Ảnh minh họa)
Theo GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có hiệu quả cao với bệnh viêm loét dạ dày –tá tràng do có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, phục hồi nhanh các tổn thương và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Các nghiên cứu đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol do curcumin ức chế một số enzym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin cần thiết cho vi khuẩn.
Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam (Viện HLKHCNVN) đã công bố kết quả chế tạo thành công nano curcumin từ cây nghệ vàng trồng trong nước, với sinh khả dụng từ 85-95%, mang lại hiệu quả điều trị gấp 40-50 lần tinh nghệ thường. Vì vậy, nó có ưu thế hơn hẳn tinh nghệ thông thường mà dân gian hay sử dụng.
Và hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã chuyển giao Nano Curcumin cho Công ty Dược Mỹ phẩm CVI đưa ra thị trường với tên gọi CumarGold. Hiện nay trên thế giới mới chỉ có gần chục sản phẩm được chiết xuất Curcumin từ cây nghệ vàng.
Chuyên gia tư vấn
Đối với người hay bị đau dạ dày nên sử dụng liều 4 viên CumarGold 150mg/ngày để hỗ trợ việc ngăn chặn các nguy cơ gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Tặng sách “Bệnh ung thư: Nhận biết - dự phòng và chiến thắng” do Hội Nội khoa Việt Nam biên soạn cho tất cả các bệnh nhân ung thư.
Để biết thông tin chi tiết, độc giả gọi điện tổng đài miễn phí 1800.1796 hoặc 0915.001796 (ngoài giờ hành chính).

 

T.Linh