Bảo tồn tác phẩm nghệ thuật PG Tây Tạng bằng cách số hóa

Google News

Mới đây, các nhà nghiên cứu, Chư tôn đức Tăng già Phật giáo đã cùng vân tập trước giảng đường tu viện Sakya - cơ sở tự viện Phật giáo đầu tiên của phái Sakya dòng Mật tông Phật giáo Tây Tạng.

Họ đã đi qua cửa kiểm tra an ninh vào giảng đường, nơi được thiết kế như một khu vực trưng bày, lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng trong giai đoạn hai, của một dự án lưu trữ kỹ thuật số được khởi động vào tháng 9 vừa qua.
Bao ton tac pham nghe thuat PG Tay Tang bang cach so hoa
 
Ngồi trước một chiếc bàn, các nhà nghiên cứu, Chư tôn đức Tăng già Phật giáo đã cùng nhau cẩn thận lau sạch những chiếc đèn bơ, đo đạc kích cỡ và trọng lượng, sau đó đánh số kỹ lưỡng và chụp ảnh. Họ lưu những dữ liệu này vào các máy tính bằng cả ngôn ngữ Tây Tạng và tiếng Trung Hoa.
Dự án này, nhằm mục đích lưu trữ 26 loại hiện vật tạo tác trong tu viện Sakya, khu tự trị Tây Tạng.
Chi tiết của hơn 7 nghìn pho tượng Phật, 1 nghìn tranh Thangka (một hình thức tranh lụa truyền thống Tây Tạng), 1 nghìn nhạc cụ được sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo và hàng trăm thánh thư đã được ghi lại trong giai đoạn đầu của dự án số hóa, bắt đầu vào năm 2015.
Được xây dựng cách đây hơn 9 thế kỷ (hơn 900 năm), tu viện Sakya nổi tiếng với bộ sưu tập ảnh nghệ thuật đồ sộ, bao gồm tượng Phật, bích họa, điêu khắc, thánh thư và đồ gốm sứ. Nơi đây còn bảo tồn một pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới, cũng như chiếc đèn bơ bằng đồng lớn nhất thế giới.
Ông Sonam Wangden, Giám đốc Trung tâm Đánh giá Di sản Tây Tạng phát biểu rằng: “Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo của tu viện Sakya vô cùng quý giá. Chúng thể hiện những kỹ thuật tạo tác thủ công, và làm sáng tỏ bản chất văn hóa Tây Tạng. Nhận dạng và hiểu biết về chúng là cần thiết để bảo tồn lâu dài”.
Bao ton tac pham nghe thuat PG Tay Tang bang cach so hoa-Hinh-2
 Trước khi dự án số hóa được bắt đầu, tu viện Sakya đã lưu trữ các hiện vật của họ bằng các cách khác nhau.
Theo Thượng tọa Lodro Thokme, người phụ trách việc bảo quản và quản lý di tích tại tu viện Sakya, Chư tôn đức Tăng già nơi đây đã ghi lại những thông tin cơ bản của các tác phẩm, hơn 60 quyển sổ ghi từ năm 1986 và sử dụng máy scan để ghi lại 6 nghìn kinh sách Phật giáo từ năm 2012.
Thượng tọa Lodro Thokme giải thích: “Kinh sách Phật giáo có thể bị hư hỏng do mở ra, chạm vào thường xuyên nhưng chúng lại không có nhiều giá trị, nếu chỉ đặt trên các kệ sách. Sau khi lưu trữ số hóa, chúng tôi chia sẻ các bản sao (copy) cho mọi người”.
Thượng tọa Lodro Thokme cho biết: Trước đây tu viện Sakya thiếu các khoản tài trợ và nguồn nhân lực để đánh giá chính xác số lượng sưu tập tác phẩm nghệ thuật của mình.
Từ năm 2002, Chính phủ Trung Quốc, Chính quyền Tây Tạng đã đầu tư hơn 100 triệu Nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) để cải tạo lại tu viện Sakya, cũng như bảo tồn các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo hiện lưu giữ tại tu viện Sakya.
Hiện nay, 50 trong số các vị Tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng cư trú tại tu viện Sakya đang tham gia vào công tác bảo tồn và quản lý hiện vật quý báu này.
Bao ton tac pham nghe thuat PG Tay Tang bang cach so hoa-Hinh-3
 
Giám đốc Trung tâm Đánh giá Di sản Tây Tạng, ông Sonam Wangden cho biết: “Khi quá trình lưu trữ số hóa hoàn chỉnh, chúng tôi sẽ viết một báo cáo về các hiện vật tạo tác trong tu viện Sakya, và đưa ra các lời tư vấn bảo tồn trong tương lai”.
Thượng tọa Lodro Thokme không đưa ra thời gian hoàn chỉnh của giai đoạn lưu trữ đợt thứ hai này, nhưng ngài hy vọng các hiện vật văn hóa Phật giáo Tây Tạng sẽ mãi trường tồn, thông qua hệ thống lưu trữ kỹ thuật số và đem lại lợi ích cho toàn thế giới.
Theo Phatgiao.org.vn