Vì mất một bữa ăn nên cháu đói, ăn dồn nhiều hơn vào bữa trưa và tối. Đặc biệt, cháu thích ăn vặt như kẹo bánh, xúc xích, nước ngọt. Kết quả mới học lớp 4 nhưng cháu đã nặng gần 50kg trong khi các bạn trong lớp chỉ trên dưới 30kg.
|
Ảnh minh họa. |
Lời bàn: PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia từ năm 2000 - 2010 thì thấy, số lượng trẻ em bị béo phì liên tục tăng theo từng năm. Theo các nghiên cứu của Viện Giáo dục Đại học Luân Đôn (Anh), trẻ em bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ khác.
Thực tế, theo một khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, hiện có đến 20% học sinh nội thành bỏ bữa ăn sáng, tỷ lệ này ở học sinh ngoại thành là 11,7% và 11,4% với học sinh nông thôn. Bỏ bữa sáng khiến các em không đủ dinh dưỡng nên sinh ra ăn vặt.
Để hạn chế trẻ béo phì, tốt nhất các bà mẹ cần bố trí thời gian ăn uống hợp lý. Với các cháu quá cân nên cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Khi cơ thể đủ chất, trẻ đỡ háo, đỡ ăn vặt, giảm béo phì.
PT (ghi)