|
Ảnh minh họa. |
Năm ngoái đi Sa Pa (Lào Cai), anh Vũ Thế Anh (Hà Đông, Hà Nội) gặp mấy người bán chim. Thấy chim hót véo von anh muốn mua về nuôi, nhưng vợ không đồng ý vì ngại chăm sóc. Đi được một lúc, vợ anh đổi ý. Quay lại anh chọn đúng con đã xem trước đó song mang về nuôi thì không thấy chim hót. Bực quá, anh đi mua con khác. Lần này chọn xong anh gửi lại chỗ bán rồi đi uống nước một lúc sau quay lại lấy. Chẳng hiểu sao về đến nhà chú chim này cũng không cất giọng. Vợ anh cứ nhìn thấy hai con chim không biết hót là cằn nhằn. Những lúc như thế hai vợ chồng lại cãi nhau.
Theo GS Võ Quý, Hội Sinh thái học Việt Nam, lúc mua chim hót về nhà không hót có thể là anh đã bị người bán tráo chim. Hiện tượng này khá phổ biến. Không phải chim nào cũng biết hót. Vì thế, người ta tìm cách đánh tráo. Có người đứng tại đó chỉ cúi xuống lấy tiền ngửng lên đã bị tráo. Anh quay đi rồi lại quay lại, mua xong còn bỏ đi uống nước thì việc bị tráo là chuyện rất dễ dàng.
Không phải người bán chim nào cũng xấu tính tìm cách đánh tráo, song nếu còn ý định mua chim nữa thì anh nên cẩn thận hơn. Tốt nhất là đứng ngay tại trận, thậm chí cầm ngay chiếc lồng có chim mà anh ưng ý trong suốt quá trình mua bán. Anh cũng lưu ý nhiều người còn thu tiếng chim vào điện thoại rồi mở ra để lừa người mua, vì thế anh cần phải nghe đúng tiếng hót mới mua. Một mẹo nhỏ giúp anh dễ chọn chim hót là chọn những con đực vì con mái không hót.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
PV