Tính năng Wi-Fi Sense là một tính năng mặc định trên Windows 10. Để chia sẻ Wi-Fi, người dùng phải chủ động chọn chia sẻ Wi-Fi bằng cách click vào một box với nội dung “Share network with my contacts” khi đăng nhập.
Tính năng này hữu dụng khi người dùng có bạn bè đến nhà chơi. Họ không cần đặt những câu hỏi quen thuộc như “mật khẩu Wi-Fi là gì?” Đây có vẻ là một giải pháp an toàn bởi với nhiều người, password Wi-Fi cũng đồng thời là password email và tài khoản ngân hàng.
Trên thực tế, tính năng này vừa có lợi, vừa gây không ít phiền toái.
|
Tính năng Wi-Fi Sense cho phép người dùng Windows 10 chia sẻ mạng Wi-Fi với bạn bè. Ảnh: Cnet.
|
Tại sao Wi-Fi Sense an toàn?
Khi chọn chia sẻ Wi-Fi, tất cả bạn bè trên Facebook, Skype hoặc danh bạ trên Outlook.com sẽ tự động đăng nhập vào mạng, chỉ cần thiết bị chạy Windows 10 của họ ở trong tầm phát. Với Wi-Fi Sense, họ không cần nhập password (nếu dùng máy Mac, iPhone hoặc thiết bị Android, tính năng này không hoạt động).
Kết nối bằng Wi-Fi Sense, bạn bè của bạn thực tế không biết mật khẩu và không thể chia sẻ cho người khác. Wi-Fi Sense lưu giữ password trên server của Microsoft. Nó được mã hóa.
Nhưng vẫn là mối nguy bảo mật
Bạn có chắc muốn chia sẻ Wi-Fi với tất cả những người “bạn xã hội” ở ngoài kia? Tính năng Wi-Fi Sense không cho phép bạn chia sẻ mạng với từng cá nhân riêng lẻ: Hoặc tất cả danh bạ, hoặc không ai cả.
Khi mọi người đều có thể sử dụng mạng Wi-Fi của bạn, nhiều khả năng có thể xảy ra. Họ có thể hack các thiết bị dùng mạng Wi-Fi đó, bao gồm máy tính, điện thoại. Họ cũng có khả năng đánh cắp dữ liệu như hình ảnh, email và các thông tin khác.
Tất nhiên, người dùng có thể chọn cách tắt bỏ tính năng Wi-Fi Sense và chia sẻ mật khẩu với bạn bè theo cách truyền thống. Windows 10 cho phép bạn thực hiện việc này trong phần cài đặt (mất thời gian vài ngày để đăng ký). Một cách khác là thêm cụm từ “_opout” ở cuối của tên gọi mạng Wi-Fi.
Theo Zing