Trong sự kiện ngày 16/10, Apple chỉ công bố một iPad 3 mini - phiên bản nâng cấp của loại iPad nhỏ hơn. Trước đó, Google không chú trọng vào dòng tablet cỡ nhỏ mà tung Nexus 9 màn hình "khủng". Dường như các dòng máy tính bảng cỡ nhỏ vắng mặt dần trong chiến lược tấn công thị trường của các đại gia công nghệ. Phải chăng, smartphone màn hình lớn là một trong nguyên nhân "bức tử" dòng sản phẩm này?
Đối với Apple, dòng iPad cỡ nhỏ dường như đã hạn chế kể từ khi Tim Cook tiết lộ iPhone 6 Plus vào tháng 9 - smartphone gây nhiều ấn tượng về thiết kế màn hình và kích thước lớn hơn dòng tiền nhiệm.
Mặc dù các tiện ích của máy tính bảng cỡ nhỏ như Retina iPad Mini và Nexus 7 và đa phần thiết bị chạy
Windows rất đáng sử dụng, tuy nhiên, máy tính bảng dạng này ít được thay thế hoặc "lên đời". Trong khi đó, điện thoại thông minh được thay thế hai năm một lần (đối với nhiều hãng thậm chí điều này thường xuyên hơn). Điều này đẩy máy tính bảng cỡ nhỏ dễ rơi vào nhóm "cổ lỗ" hơn so với smartphone.
Hơn nữa, một smartphone không chỉ hữu ích hơn một máy tính bảng nhỏ, mà mang đến trải nghiệm thú vị hơn, thiết kế cá tính hơn.
Bên cạnh đó, dường như smartphone đang hướng đến cải tiến các tiện ích làm việc, biến điện thoại thành chiếc laptop thu nhỏ. Surface Pro và Nexus 9 là một ví dụ. Máy được trang bị một bàn phím chính thức, cho phép đánh máy trên smartphone không thua kém máy tính bảng. Ngay cả bản demo phần mềm của
Apple cho thấy tương lai điện thoại không chỉ lướt Netflix và chơi game Candy Crush, thậm chí thiết bị sẽ chỉnh sửa video, hình ảnh một cách chuyên nghiệp.
Với màn hình 7-8 inch, dường như máy tính bảng cỡ nhỏ không mang nhiều trải nghiệm phim ảnh hoặc đọc truyện một cách rõ ràng và sống động nhất, ưu điểm của máy không nhỉnh hơn nhiều so với smartphone.
Với xu hướng màn hình khoảng 5 inch như hiện nay, smartphone đem lại rất nhiều lợi thế cho người dùng (nghe, gọi, chụp ảnh, quay
video...). Máy tính bảng cỡ nhỏ tiện lợi, song không tạo ra quá nhiều khác biệt, vì thế rất có thể sản phẩm sẽ bị smartphone cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Ngọc Linh (theo GM)