Nghiên cứu mới được các nhà khoa học thuộc đại học Leeds, Anh đăng trên tạp chí xã hội Hoàng gia, mục Bức thư sinh học chỉ ra rằng loài sâu sáp khổng lồ là loài có thính giác cực nhạy, dù cấu tạo tai của chúng khá đơn giản. Chúng có khả năng bắt được âm thành có tần số từ 300kHz, tần số cao nhất được ghi nhận trong giới tự nhiên. Trong khi đó, tai người chỉ nghe được âm thanh có tần số từ 2-5 kHz.
Khả năng “siêu đẳng” này của loài sâu sáp là kết quả của một quá trình tiến hóa có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài thiên địch. (Sâu sáp là một trong những loại thức ăn của dơi).
|
Nhà vô địch mới về thính giác của thế giới-sâu sáp khổng lồ.
|
Để đi tới kết luận này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên loài sâu sáp này. Họ sử dụng một loại thiết bị khoa học mới nhất gọi là máy đo chấn động bằng laser Doppler để kiểm tra khả năng nghe của 20 con sâu.
“Đây là một bằng chứng tốt nhất về một cuộc tiến hóa “chạy đua vũ trang” giữa loài ăn thịt và con mồi”- tiến sỹ Hannah Moir thuộc đại học Leed, Anh cho hay.
Khả năng nghe tuyệt đỉnh của sâu sáp được dùng để phát hiện ra dơi và cũng là cách mà sâu sáp đực dùng để luyện tập trong thời gian ve vãn sâu cái.
Khả năng nghe được âm thanh có tần số tới 300 kHz của sâu sáp đã khiến các nhà khoa học rất ngạc nhiên, bởi nó cao gấp đôi so với kỷ lục mà loài sâu gypsy Bắc Mỹ thiết lập. Trong khi đó, chưa có loại dơi nào có khả năng tạo ra hoặc nghe được âm thanh siêu tần đến như thế được biết đến.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Hiền Thảo (theo DailyMail)