Thế giới chúng ta đang sống có trên 5 nghìn tỷ miếng nhựa phế thải, tổng trọng lượng lên đến hàng trăm tấn. Chúng ta phải làm gì với loại rác này? Các nhà khoa học đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi hóc búa này.
Nhà khoa học Katherine Unger từ Áo cùng với Julia Kayzinger và các nhà nghiên cứu từ Đại học Utrecht, Hà Lan đã phát triển một hệ thống nuôi dưỡng nấm ăn được, ăn nhựa gia dụng. Quy trình đó là: nấm ăn nhựa, và bạn ăn nấm. Một hệ sinh thái nhỏ nhưng rất thú vị.
Nấm ăn nhựa thực sự có thể là một nguồn thực phẩm cho con người. Các nhà khoa học đã phát triển một trang trại mini, bên trong đó sẽ có hai loại nấm mọc lên. Để chuyển đổi nhựa thành một sản phẩm cho nấm "ăn" được, việc đầu tiên nhựa phải được trải qua một quá trình gọi là "hoạt hóa tế bào", ở đó nhựa phế thải được khử trùng và phân hủy bởi tia cực tím.
Nhựa sau quá trình phân hủy sẽ được cho vào các "tế bào" tròn nhỏ làm bằng gelatin, lúc này bạn có thể cho thêm một số hương liệu để loại nấm được tạo ra có mang hương vị mà bạn muốn. Sau đó, đặt tất cả các "tế bào" này vào một chiếc lồng kính để theo dõi. Qua một thời gian nhất định dưới điều kiện kỹ thuật phù hợp, nấm sẽ sản sinh ra trong chính cái "tế bào" tròn chứa nhựa ban đầu.
Quá trình sản sinh ra nấm sẽ mất một vài tháng, và được sử dụng như một nguồn cung cấp độc quyền nhựa phân hủy sinh học. Các nhà khoa học đang tích cực làm việc để đẩy nhanh quá trình này, để có thể giải quyết được nhiều hơn nhựa phế thải.
Đây là một quá trình rất kỳ lạ, nhưng sản phẩm cuối cùng trông khá ngon miệng. Hãy tưởng tượng nấm tươi với độ xốp của bánh có vị xoài, chocolate hay cà rốt.
Tuy nhiên, sản phẩm này phải được trải qua việc xem xét kỹ lưỡng từ rất nhiều nhà khoa học nữa trước khi có thể lập dự án sản xuất và cho phép tiêu thụ. Ai biết được, có lẽ trong tương lai chúng ta sẽ thực sự ăn những loài nấm tuyệt vời này.
Trần Liên (Theo hinews)