- Từng đóng vai trò then chốt trong sự lên ngôi của phim hoạt hình 3D, kỹ xảo CGI (Computer generated imaginery- tạo hình ảnh bằng máy tính) ngày càng được áp dụng nhiều trong công nghiệp điện ảnh, tạo ra không gian ảo và những nhân vật giả tưởng với nét biểu cảm giống con người nhất.
CGI giúp các nhà làm phim kiến tạo những hình ảnh ảo như thật mà các công nghệ khác không thể tạo dựng, đồng thời giúp xóa bỏ những chi tiết hình ảnh không cần thiết một cách dễ dàng chỉ với một cú click chuột.
Toy Story (Câu chuyện đồ chơi, 1995) là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên dựng hoàn toàn bằng máy tính, khẳng định tên tuổi công ty đồ họa Pixar, từng thuộc quyền sở hữu của Steve Jobs và sau này là Disney.
Toàn bộ 1.560 cảnh phim đều được dựng từ hơn 400 mô hình đồ họa máy tính trong 4 năm, với hơn 800.000 giờ làm việc trên máy.
Đánh giá về CGI, đạo diễn John Lasseter nói: “Công nghệ này giúp chúng ta điều chỉnh mọi cử động của nhân vật, dù là nhỏ nhất. Thật ra công nghệ 2D vẫn có thể làm được nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ví dụ như muốn cánh tay của nhân vật chuyển động chậm hơn 15%, chúng ta phải quay lại tẩy đi vẽ lại tất cả những hình vẽ trước đó. Trong khi với CGI, việc này chỉ trong chớp nhoáng”.
Mấu chốt nằm ở chương trình Meny (Modeling Environment- mô phỏng không gian) do Pixar phát triển, có tác dụng tạo nhân vật theo đồ họa 3D, đồng thời cho phép tách rời các bức vẽ ghi lại mức độ chuyển động khác nhau trên các bộ phận của cùng một nhân vật. Từ đó, các nhà làm phim có thể dễ dàng điều chỉnh mức độ nhanh chậm của chuyển động cho khớp với nội dung phim hoặc để miệng nhân vật khớp lời thoại.
Một số phim ứng dụng thành công CGI
Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn-2002)
“Lord of the Rings” là bộ phim giả tưởng từng đứng thứ 5 trong top 14 bộ phim có doanh thu toàn thế giới cao nhất mọi thời đại, đồng thời được bầu chọn ở vị trí thứ 50 trong 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại.
Trong bộ phim, gã lùn Gollum với hình dạng xấu xí tạo cho người xem cảm giác yêu ghét lẫn lộn nhưng cũng đầy những giây phút cười sảng khoái là một tác phẩm thành công của công nghệ tạo hình CGI.
Nam diễn viên Andy Serkies đã quá xuất sắc trong việc biểu cảm khuôn mặt tạo, mang lại cho Gollum giải Oscar cho “Diễn viên hỗ trợ xuất sắc nhất”.
[video(53474)]
Pirates of the Caribbean: Dead man’s chest (Cướp biển vùng Caribbean: Chiếc rương tử thần -2006)
Với khuôn mặt như một loài sinh vật biển có nhiều vòi, hình tượng tên cướp biển Davy Jone đã mang lại giải Oscar Hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt cho bộ phim “Cướp biển vùng Caribbean: Chiếc rương tử thần” (2006).
Avatar (2009)
Avatar, bộ phim hiện có doanh thu cao nhất mọi thời đại, đã đoạt 3 giải Oscar cho Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc. Kỹ xảo CGI được sử dụng với mật độ dày đặc trong “Avatar”. Sử dụng công nghệ motion capture, biểu hiện khuôn mặt của các diễn viên được ghi lại nhờ một thiết bị điện tử nhỏ xíu gắn trên mặt và ứng dụng vào nhân vật hoạt họa.
[video(54821)]
Star War: Episode I: The Phantom Menace (Chiến tranh giữa các vì sao: Hiểm họa bóng ma- 2011).
Đây là phiên bản 3D tái sản xuất từ tập phim cùng tên công chiếu năm 1999.
Ngoại hình thấp, nước da màu xanh lá cây và cách nói đảo chủ ngữ, vị ngữ đặc trưng đã khiến sinh vật ngoài hành tinh Yoda- sư tổ của các hiệp sĩ Jedi để lại trong lòng người xem nhiều ấn tượng.
Trong phiên bản Star War: The Phantom Menance 1999, nhân vật Yoda được tạo hình bằng con rối. Do đó, khuôn mặt Yoda thường chỉ có phần miệng và cánh tay cử động.
Trong phiên bản mới năm 2011, nhờ công nghệ CGI, nhân vật Yoda đã trở nên sống động với những biểu hiện cảm xúc thật hơn, không chỉ ở dáng vẻ gật gù mà còn ở đôi mắt biểu cảm.
|
Yoda phiên bản 1999 (phải) trông kém biểu cảm hơn hằn so với Yoda phiên bản 2011 (trái) |
Thu Thương (Tổng hợp)
[links()]