Loài giáp xác này được gọi là remipede. Nó có bề ngoài khá giống rết. Do sống ở hang sâu dưới vùng biển Caribbe, quần đảo Canary, tây Australia nên thị giác loài này hoàn toàn không phát triển. Khi săn mồi, nó thường phóng vào con mồi một hỗn hợp chất độc, khá giống với chất độc được tìm thấy ở rắn đuôi chuông. Chất độc này gồm có các enzymes và những chất gây tê liệt. Nó có tác dụng phát hủy các mô cơ thể con mồi, biến chúng thành chất lỏng và sau đó hút chất lỏng này.
|
Loài giáp xác có độc được phát hiện đầu tiên trên thế giới.
|
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London, Anh, cách thức săn mồi và chất độc của loài giáp xác này giống với nhiều loại nhện độc. Đây là phương pháp săn mồi có 1-0-2, chưa từng được phát hiện ở động vật giáp xác. “Chất độc chính là sự thích nghi cao độ của loài động vật mù sống trong hang, nơi các nguồn dinh dưỡng là vô cùng hiếm”- nhà nghiên cứu Ronald Jenner cho biết.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một con vật thuộc loài giáp xác dùng chất độc bắt mồi”- Jenner nói.
Hiền Thảo (theo UPI)