Nếu có người đón chuyến xe du hành thời gian đi ngược về quá khứ 20 năm trước, nói với bạn bè mình, trong tương lai không xa cái thiết bị điện tử nhỏ bé đang nằm gọn trong túi của họ sẽ thay thế tiền mặt để thanh toán các loại hóa đơn, sẽ thay thế bản đồ dẫn đường dù ở bất kỳ đâu, sẽ thay thế trọn bộ bách khoa toàn thư trị giá vài trăm đô la trên tủ sách ở nhà...Hơn nữa tất cả các phép lạ thần kỳ này đều miễn phí. Tất nhiên, họ sẽ nói những thứ này là điều phi lý, hoàn toàn không có khả năng thực hiện trên “thực tế”, kinh doanh theo mô hình mức giá miễn phí là điều hết sức viển vông.
|
Các xu hướng công nghệ tương lai có thể đưa chúng ta đi xa đến đâu. |
Khi có thể đọc online, sao còn phải mua sách giấy?
Uber là công ty vận chuyển hành khách lớn nhất thế giới, nhưng lại không “sở hữu” chiếc xe nào; Facebook trang web có nội dung lớn nhất thế giới, lại không “sỡ hữu” nội dung tự thân; Alibaba tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, lại không hề “sở hữu” bất cứ một nhà kho nào ở bất kỳ đâu.
Đây chính là đặc điểm của nền kinh tế chia sẻ, trong thời đại thông tin như hiện nay, “quyền truy cập” đã sớm ưu việt hơn quyền sở hữu. Khái niệm “sử dụng” và “chia sẻ” đã chứng minh được tính ưu việt so với thời đại hơn là “sở hữu” và “độc quyền”, tuy nhiên những khái niệm này chỉ được tối ưu trên nền tảng khả năng truy cập internet mọi lúc mọi nơi trong mọi hoàn cảnh.
Tương tự như các công ty công nghệ, khách hàng và người sử dụng ngày nay cũng như thế, họ không cần phải thực sự “sở hữu” một chiếc đĩa DVD để có thể thưởng thức một bộ phim, họ chỉ cẩn “sở hữu” quyền truy cập vào Netfilx để có thể thưởng thức tất cả các bộ phim yêu thích, muốn xem cái gì và xem vào lúc nào là hoàn toàn tùy thuộc ở ý muốn và sở thích của họ; có thể không cần phải mua đĩa CD hoặc thậm chí một bài hát yêu thích mà vẫn có thể tận hưởng nó nhờ vào “sở hữu” quyền truy cập vào Spotify để nghe trực tuyến. Chỉ cần có thể truy cập được vào những tài nguyên này, việc bạn có hay không “sở hữu” chúng không còn mang ý nghĩa gì nữa, tối trọng yếu ở đây chính là việc bạn có thể tùy nghi “sử dụng” tất cả mọi thứ nhưng lại không thực sự “sỡ hữu” bất cứ cái gì.
Thế giới chia sẻ:
Trên một phương diện nào đó, nền kinh tế chia sẻ chính là nền kinh tế hoạt động trên nhu cầu, miễn là có nhu cầu, không cần mua, mà có thể trực tiếp sử dụng được sản phẩm mà mình cần. Điều quan trọng nhất trong mô hình kinh tế này chính là biến sản phẩm thành dịch vụ, biến sở hữu và sử dụng cá nhân thành trải nghiệm chia sẻ. Hàng hóa nếu nhìn nó như là đồ vật thì rất khó để chia sẻ, cái tôi mua tôi sử dụng, anh mua anh sử dụng, anh sử dụng của anh tôi sử dụng của tôi chả ai liên quan đến ai. Nhưng nếu xem hàng hóa như một loại dịch vụ thì việc chia sẻ không có khó khăn, tôi sử dụng 1 loại dịch vụ, tôi chia sẻ nó với anh để mình cùng sử dụng, đôi bên cùng có lợi mà chẳng có thiệt hại gì. Uber chính là đã đem xe hơi, một loại hàng hóa mang đậm tính sở hữu và sử dụng cá nhân trở thành một loại dịch vụ. Trong tương lai không những chỉ có xe hơi mà mọi loại hàng hóa đều có thể chia sẻ được.
Nếu như trước đây đinh nghĩa đơn giản nhất của kinh doanh là mua và bán, thì ngày nay định nghĩa này trở nên phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng nhân bản hơn, mua và bán trở thành “chia sẻ”, doanh nghiệp mang ý nghĩa nhiều hơn một đại lý bán hàng, mà đó là nơi thỏa mãn nhu cầu chia sẻ và “được chia sẻ” của khách hàng, mua bán trở thành một trải nghiệm sử dụng nhiều hơn là hoạt động kinh doanh đơn thuần.
Bạn xem điện thoại, điện thoại cũng đang xem bạn:
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nở rộ như hiện nay, màn hình điện tử xuất hiện mọi lúc mọi nơi, từ tivi cho đến máy tính, điện thoại thậm chí ngay cả đồng hồ, chúng ta gần như mỗi phút mỗi giây đều dán chặt mắt vào các thể loại màn hình. Trong tương lai 20 năm sắp tới, không chỉ bạn dán mắt vào màn hình mà chính chiếc màn hình mà bạn xem cũng sẽ theo dõi bạn.
Với những cải tiến công nghệ liên tục, màn hình giờ đây có thể được tích hợp bộ cảm biến để theo dõi nhãn cầu của người sử dụng, chúng sẽ có thể nhận biết được người sử dụng đang nhìn ở đâu, thậm chí còn có thể theo dõi mức độ tình cảm thể hiện qua đôi mắt, chúng sẽ quan sát người sử dụng bộc lộ cảm xúc như thế nào với những nội dung khác nhau, hứng khởi, bi quan hay phẫn nộ; sau đó tiến hành chọn lựa nội dung phù hợp với sắc thái tình cảm tại thời điểm đó của người sử dụng.
Cho đến khi màn hình có thể quan sát chúng ta, có thể nhận biết và phân tích sắc thái tình cảm của chúng ta, thì khả năng của công nghệ sẽ ngày càng kinh khủng hơn.
Ngoài ra, thực tế ảo (VR) và tương tác thực tế (AR) cũng là những ứng dụng tiên phong trong công nghệ tương hỗ giữa thế giới thực và thế giới số. Trong thập niên tới đây, người ta còn có thể phát triển công nghệ hội nghị truyền hình (Telepresence), giải pháp dành cho các cuộc họp tầm cỡ thượng đỉnh của các tập đoàn đa quốc gia có văn phòng và chi nhánh ở rải rác trên các châu lục. Cũng có nghĩa là, các cơ quan chính phủ của các nước cũng có thể sử dụng TelePresence để trao đổi các vấn đề cùng quan tâm. Ưu điểm của giải pháp là người dự cuộc họp không phải đi lại, khắc phục những xa cách cả về múi giờ. Thậm chí với công nghệ Brain-Computer, máy tính có thể giả lập các giác quan của bạn khiến bạn có cảm giác thật sự đang thâm nhập vào một nơi nào đó vậy.
Big Data
Dữ liệu khách hàng và bản thân khách hàng đều có giá trị quan trọng như nhau. Nhưng quan trọng hơn là, không chỉ cần thu thập thông tin, mà còn nên làm cho dữ liệu chuyển động, thông tin “sống” mới là thông tin có giá trị, phải liên kết dữ liệu với dữ liệu, để chúng có thể chia sẻ được với nhau, dữ liệu không thể chia sẻ là dữ liệu chết, không có giá trị.
Một trong những phương thức thu thập số liệu là thông qua đo lường; ví dụ như đo nhịp tim, huyết áp, lượng đường trong máu, ngoài ra còn có những số liệu đo lường mức độ vận động mà những sản phẩm như Apple Watch có thể thu thập được. Không chỉ có chúng ta thu thập những dữ liệu về sức khỏe của bản thân mình, bạn bè chúng ta cũng thế, hằng ngày họ đều đo lường và thu thập dữ liệu thông tin về bản thân, những nhà cung ứng dịch vụ cũng đang thu thập thông tin của chúng ta. Trong kỷ nguyên số, bất kỳ thông tin dữ liệu nào cũng có thể truy tung hoặc bị truy tung, trong bối cảnh thông tin như hiện nay, bí mật thông tin cá nhân rất khó có thể được đảm bảo. Nhưng trước mỗi khó khăn đều có sự hiện diện của cơ hội, rất có thể định nghĩa về thông tin cá nhân của chúng ta trong tương lai sẽ vì thế mà thay đổi.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Khi đề cập đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Siri của Apple và xe thông minh tự hành của Google làm ví dụ. Mặc dù rất nhiều ứng dụng trí thông minh nhân tạo vẫn còn đang nằm trong các việc nghiên cứu và phòng thí nghiệm, nhưng không thể phủ định được tương lai vô hạn định của công nghệ này, không có một giới hạn nào cho ứng dụng của AI: người ta có thể sử dụng AI trong lĩnh vực ý tế để có thể quan sát tốt hơn tình trạng sức khỏe bệnh nhân, thay thế luật sư tìm kiếm những văn kiện pháp luật liên quan, thậm chí thay thế tốt hơn phi hành đoàn điều khiển phi cơ.
Sản phẩm vĩ đại nhất trong tương lai 20 năm tới vẫn còn chưa xuất hiện
Kết hợp với 4 khuynh hướng công nghệ ở trên, giống như việc con người cách đây 20 năm không thể nào tin được những thành tựu khoa học công nghệ mà con người 20 năm sau có thể đạt được, chúng ta thật sự đã bước những bước rất dài. 20 năm sau ngày hôm nay lúc các bạn nhìn lại lời tiên đoán tương lai của tôi, rất có thể sẽ phát hiện ra rằng: “Ồ, hóa ra ông ấy đã bỏ sót điều quan trọng nhất đó rồi.”
Vì trong tương lai 20 năm cái phát kiến quan trọng nhất ấy có thể vẫn chưa xuất hiện. Giống như trước đây, không ai có thể tưởng tượng đến việc đem máy tính lắp vào trong ổ khóa cửa cả, nhưng ngày nay ổ khóa thông minh không còn là điều quá xa lạ với một ngôi nhà thông minh. Chính vì thế chúng ta nên giữ một thái độ lạc quan và tin tưởng vào những việc phi thường nhất.
Theo Một Thế Giới