Những ngày nay, nhiều người dùng smartphone trên toàn thế giới gần như phát sốt với trò chơi có tên là Flappy Bird (FB). Càng lạ hơn khi tác giả của tựa game này là một chàng trai đến từ Việt Nam. Thế nhưng không thiếu người khen, cũng chẳng ít người chê ngay tại nơi chú chim được “sinh ra” đời.
Rơi đúng thời điểm
Nếu suy cho cùng những tựa trò chơi lớn được phát triển trên mạng điện thoại di động đều có vòng đời không cao. Trong khi đó những tựa trò chơi đơn giản lại có tốc độ phát triển như vũ bão và lan tỏa nhiều hơn như: Angry Birds, Candy Crush,… Thêm vào đó, vài năm trở lại đây xu hướng vươn lên của các nhà phát triển game độc lập là rất lớn.
Không thiếu các trường hợp từ một nhà phát triển độc lập trở thành ông lớn trong lĩnh vực game mobile chỉ sau một vài năm lấn sân sang lĩnh vực này. Có một sự lý giải khá mơ hồ nhưng không thiếu phần hợp lý. Đó là các tựa trò chơi lớn được nhồi nhét quá nhiều thứ nên thường phát sinh lỗi, có độ khó nhất định, cần thời gian làm quen lâu,… Rồi nhiều yếu tố khách quan như: dung lượng, cấu hình máy,… cũng mang đến nhiều trở ngại.
Dù các tựa trò chơi lớn, dĩ nhiên có thừa tiền để phát triển theo ý mình nhưng nó là tập hợp của nhiều ý kiến trái chiều, được thêm thắt rất nhiều điều, mà đôi khi không cần thiết. Trong khi đó, nhà phát triển tư nhân lại không gặp áp lực gì và họ có thừa thời gian cũng như khả năng sáng tạo để chăm chút cho đứa con cưng của mình. Tuy vậy, rõ ràng yếu tố “thiên thời” không thể không nhắc đến trong khi trước đây, có vô khối trò chơi tương tự như FB nhưng lại nhanh chóng thất bại và chìm vào quên lãng.
Giao diện thân thuộc
Làm một phép so sánh nhỏ có thể thấy hình ảnh chú chim trong trò chơi
FB tuy không hoàn toàn giống trong trò Angry Birds nhưng khó có thể nói nó khác hoàn toàn. Còn những ống nước được đặt làm chướng ngại vật, nhìn tương tự các đoạn ống nước trong trò chơi Mario từng thống trị thể loại game băng thuở nào của thế hệ 7X, 8X. Thế nên không thiếu những người có thiện cảm với nó ngay từ giao diện đầu tiên khi vừa mới bắt đầu.
|
Những đoạn ống nước trong trò Flappy Birds và... |
|
... ống nước trong trò Mario là rất giống nhau. |
Khó mà dễ!
FB được cho là “hại não” và khiến nhiều người chơi đau đầu dù thật sự nó khá dễ dàng, điều quan trọng cần ở người chơi chính là sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Theo nhận định của một bạn chơi trò này đạt được 150 điểm chỉ sau vài tiếng làm quen cho biết.
|
Việc duy trì độ cao ổn định được cho là nguyên nhân thất bại chính của nhiều người. |
Bí quyết có điểm cao không gì khác hơn việc bạn phải ước lượng góc. Cách chơi dễ dàng nhất là đẩy nhân vật chính lên cao rồi thả xuống sao cho phù hợp với góc của chướng ngại vật tiếp theo. Nhiều bạn cứ thích duy trì độ cao ổn định nên rất khó xử lý trong nhiều tình huống biến đổi đột ngột.
Khuyết điểm và thời gian ngự trị?
Dĩ nhiên, một tựa trò chơi nào cũng có vòng đời của nó, FB hẳn cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trò chơi cũng không tránh được một số khuyết điểm nhất định. Khi tham gia nhận xét một số game thủ cho rằng trò chơi có một độ lag nhẹ, rất khó nhận thấy. Nhưng đây chính là điểm để bạn tận dụng nhằm chiến thắng dễ dàng hơn.
Không tồn tại nhiều nâng cấp cũng như rất khó có biến đổi đột phá nếu không muốn nói ít khả năng xuất hiện thay đổi lớn trong tương lai. Thời điểm hiện tại FB có thể rất được ưa chuộng, đặc biệt là với lượng fan nhân viên văn phòng đông đảo. Vốn là phân khúc người chơi cần những trò đơn giản để xả stress sau những giờ phút căng thẳng. Tuy nhiên, về lâu dài rõ ràng FB khó tạo được cơn địa chấn như ông hoàng Candy Crush đã lập được.
Việc duy trì độ cao ổn định được xem là nguyên nhân chính gây ra thất bại của nhiều người.
Việc duy trì độ cao ổn định được xem là nguyên nhân chính gây ra thất bại của nhiều người.
Việc duy trì độ cao ổn định được xem là nguyên nhân chính gây ra thất bại của nhiều người.
Theo Báo Đất Việt