1. Theo khả năng phóng đại
|
Ảnh minh họa. |
Nếu phân loại ống kính máy ảnh tiêu chí khả năng phóng đại, thì ống kính có hai loại chính là ống zoom và ống fix - hay còn gọi là ống prime.
Ống zoom có lợi điểm là có khả năng phóng đại, tiện lợi trong nhiều trường hợp. Ống zoom là loại ống kính phổ biến nhất, đầy đủ từ tiêu cự phổ thông như 18-55mm cho đến tất cả trong một như 18-270mm hay cực lớn như 200-400mm.
Trong khi đó ống fix lại chỉ là ống kính một tiêu cự. Để phóng to chủ thể thì người chụp phải di chuyển lại gần hơn. Tuy nhiên ưu điểm của ống kính này là chất lượng quang học tốt hơn nhiều ống zoom. Thông thường một ống zoom có chất lượng quang học tương đương thì sẽ có giá gấp 2 lần ống fix. Ngoài ra thì ống fix còn có khẩu độ lớn - cực thích hợp trong điều kiện thiếu sáng.
2. Theo tiêu cự
|
Ảnh minh họa. |
Tiêu cự của ống kính nói một cách đơn giản là con số cho biết góc nhìn và độ phóng đại của chiếc lens đó. Số tiêu cự càng lớn thì góc nhìn càng hẹp và phóng đại càng lớn. Thông thường tiêu cự được phân loại như sau:
Ống kính góc rộng-siêu rộng: Các lens có tiêu cự từ 35mm bắt được gọi là ống kính góc rộng. Ống kính có tiêu cự dưới 21mm thì được gọi là ống kính siêu góc rộng.
Ống kính tiêu chuẩn: Các ống kính có tiêu cự từ 35-70mm được coi là ống kính có tiêu cự tiêu chuẩn, do chúng mang lại góc nhìn gốc như mắt người. Đây cũng là dải tiêu cự được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh, với đầy đủ các thể loại khác nhau.
Ống kính tele: Các ống kính nằm từ khoảng 70mm trở lên thì bắt đầu được gọi là ống kính tele Đây là loại ống kính có góc nhìn hẹp, khả năng tách biệt chủ thể tốt, và vì thế thích hợp cho thể loại chụp chân dung. Ống kính tiêu biểu nhất có lẽ chính là 70-200mm. Những ống kính từ 200mm trở lên thì bắt đầu được gọi là super-tele/siêu tele.
3. Theo các tính năng và hiệu ứng đặc biệt
|
Ảnh minh họa. |
Bên cạnh hai cách phân loại chính trên, thì ống kính cũng được phân ra thành nhiều chủng loại khác nhau tùy thuộc vào hiệu ứng hình ảnh mà chúng mang lại.
Ống kính fish-eye/mắt cá: là loại ống siêu góc rộng có hiệu ứng méo hình rất lớn, thậm chí có khung hình vòng tròn giống như mắt cá. Điểm mạnh của ống kính là này khả năng thu được hình ảnh không gian tối đa nhờ vào tiêu cự góc rộng của mình.
Ống kính macro: là loại ống có khoảng cách lấy nét gần nhất cực ngắn, cho phép hình ảnh hiển thị ở mức phóng đại 1:1 hay thậm chí là 2:1. Thể loại sử dụng ống kính này nhiều nhất chính là chụp vật thể, côn trùng.
Ống kính tilt-shift: đây là ống kính có chức năng điều chỉnh phối cảnh, thường được dùng để chụp các vật thể lớn như cao ốc mà vẫn giữ hình dáng thẳng, dù chụp theo một góc nghiêng. Vì có cơ chế bẻ gập và dịch chuyển lên xuống nên ống kính này thường rất hiếm và đắt tiền. Ngoài ra ống tilt-shift cũng tạo hiệu ứng thu nhỏ hình ảnh rất thú vị.
4. Theo khả năng lấy nét
|
Ảnh minh họa. |
Nếu xét riêng về khả năng lấy nét, thì ống kính máy ảnh được chia làm hai loại duy nhất là ống lấy nét tay (MF) và ống lấy nét tự động (AF).
Ống lấy nét tay thường có kích thước nhỏ gọn hơn vì không phải tích hợp motor lấy nét, và thường một số ống cao cấp thì có chất lượng quang học vượt trội. Trong khi đó ống kính lấy nét tự động mang lại tiện nghi cho người dùng, nhưng đánh đổi là giá bán cao hơn và kích thước lớn hơn.
Ngoài ra còn có thêm ống kính có trang bị chống rung (IS) và không chống rung. Sự khác biệt cũng giống như ống AF và MF.
5. Theo kích thước cảm biến
|
Ảnh minh họa. |
Với mỗi loại cảm biến khác nhau, sẽ đều có một hệ thống ống kính đi kèm theo nó. Về cơ bản chúng ta có các kích thước cảm biến như sau: Full Frame (35mm - 1x), APS-H (1.3x), APS-C (1.5x), Micro Four Thirds (2x).
Một công thức rất dễ nhớ đó là ống kính cảm biến to hơn sẽ dùng được trên cảm biến nhỏ hơn - ngược lại thì không - và khi dùng trên cảm biến nhỏ hơn, tiêu cự của ống kính sẽ thay đổi theo hệ số nhân của cảm biến đó (số x ở trên).
Chính vì thế thường ống kính máy ảnh Full Frame sẽ gắn được trên tất cả các máy, còn Micro Four Thirds thì chỉ gắn được trên mình nó. Vì vậy khi sắm cho mình một ống kính nào đó, người dùng nên lưu ý kích thước cảm biến mình sử dụng để quy đổi ra tiêu cự thực dùng.
Trần Đăng