Trợ lý thầy Park tiếc nuối khi Hà Nội FC từ chối để Quang Hải ra nước ngoài

Google News

Trợ lý ngôn ngữ đội tuyển Việt Nam - ông Lê Huy Khoa tỏ ra tiếc nuối khi Hà Nội FC từ chối để Quang Hải ra nước ngoài thi đấu sau lời đề nghị chiêu mộ của đội bóng Nhật Bản.

Tro ly thay Park tiec nuoi khi Ha Noi FC tu choi de Quang Hai ra nuoc ngoai
 
Sự nghiệp của Quang Hải đang rất rộng mở khi một loạt các đội bóng nước ngoài muốn chiêu mộ anh. Đó không chỉ còn dừng lại ở mức tin đồn. Hôm qua, Renofa Yamaguchi, tân binh của J.League 1 (hạng đấu cao nhất của Nhật Bản) đã gửi đơn đề nghị chính thức tới lãnh đạo Hà Nội FC về việc muốn có sự phục vụ của Quang Hải ở mùa giải mới.
Dẫu vậy về phía Hà Nội FC, tân vương V.League 2018 đã quyết định nói lời từ chối. Chủ tịch Nguyễn Quốc Hội của Hà Nội FC cho biết: "Chúng tôi nhận được thông tin một số đội bóng của Thái Lan và Nhật Bản muốn có sự phục vụ của Quang Hải. Tuy nhiên, lúc này không thích hợp để cậu ấy ra đi".
Ở một chiều hướng ngược lại, Nhiều quan điểm trung lập cho rằng tài năng của Quang Hải sẽ được kiểm chứng nếu “bơi” ra biển lớn. Một trong số những ý kiến ủng hộ Quang Hải ra nước ngoài là trợ lý ngôn ngữ của đội tuyển Việt Nam - Lê Huy Khoa.
Tro ly thay Park tiec nuoi khi Ha Noi FC tu choi de Quang Hai ra nuoc ngoai-Hinh-2
Hà Nội FC cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp để Quang Hải ra đi - Ảnh: Đức Cường 
Ông cho biết: “Từ những năm 1970-80, rất nhiều cầu thủ ưu tú của Hàn Quốc đã sang Nhật bản, Đức thi đấu. Trợ Lý Lee Yong Jin của đội tuyển Việt Nam cũng từng có 1 năm rưỡi thi đấu ở Nhật và mỗi năm thường tự bỏ tiền ra để đi học hỏi vài tháng ở Đức, Brazil...
Đặc biệt, sau Word Cup 2002, bóng đá Hàn Quốc bắt đầu phát triển nhảy vọt. Lần lượt các cầu thủ Hàn Quốc đi ra nước ngoài như Đức, Nhật bản thi đấu thu về ngoại tệ rất lớn cho chính cầu thủ và kinh tế đất nước, chất lượng cầu thủ tốt lên vì được thử thách ở các giải vô địch mạnh hơn ở nước ngoài. Đội tuyển bóng đá quốc gia cũng mạnh lên. Giải vô địch trong nước được biết đến nhiều hơn. Hình ảnh quốc gia được quảng bá rộng rãi và hiệu quả. Cơ hội giao lưu giữa bóng đá trong nước và bóng đá nước ngoài sẽ rộng rãi, kinh nghiệm của những cầu thủ đá bóng nước ngoài trở thành những kinh nghiệm, bí quyết cho vận hành các câu lạc bộ trong tương lai… Nhật bản cũng thế, Thái Lan cũng vậy.
Bóng đá Việt nam muốn tiến bộ phải hòa nhập, bước hòa nhập đầu tiên là phải đưa cầu thủ ra nước ngoài thi đấu càng sớm càng tốt. Đó cũng là điều mà rất nhiều nhà chuyên môn bóng đá Hàn quốc đã nói với tôi khi tôi hỏi làm thế nào để bóng đá Việt nam phát triển.
Tro ly thay Park tiec nuoi khi Ha Noi FC tu choi de Quang Hai ra nuoc ngoai-Hinh-3
 Trợ lý ngôn ngữ Lê Huy Khoa cho rằng các tài năng trẻ của Việt Nam nên ra nước ngoài để kiểm chứng khả năng
Theo tôi biết, rất nhiều cầu thủ có năng lực ở Việt Nam đã từng không được câu lạc bộ cho phép ra nước ngoài thi đấu, thậm chí có thư mời gửi cho cầu thủ còn… giấu luôn. Và đó là một trong những lý do bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể cất cánh. Tôi ủng hộ việc đưa Hải ra nước ngoài thi đấu, tài năng cậu ấy đã được kiểm chứng. Sẽ có nhiều cái lợi hơn cho bóng đá nước nhà nếu Hải thi đấu ở Nhật bản.
Trước Quang Hải, nhiều cầu thủ Việt Nam cũng đã ra nước ngoài thi đấu nhưng chưa để lại dấu ấn nổi bật. Gần nhất là trường hợp 3 cầu thủ của HAGL là Công Phượng, Tuấn Anh (sang Nhật Bản) và Xuân Trường (sang Hàn Quốc) ra nước ngoài thi đấu. Chỉ Xuân Trường là có thể thi đấu sang mùa thứ 2, cho 2 CLB ở K-League Classic (hạng cao nhất Hàn Quốc). Hai cầu thủ còn lại là Công Phượng và Tuấn Anh sớm trở lại V.League sau 1 năm Đông du.
Theo Bong da Plus