Vừa qua, rất nhiều tài khoản trên mạng xã hội facebook chia sẻ hình ảnh chụp lại khi dùng Google Dịch một cách thích thú.
Cụ thể, một người dùng thử tìm dịch từ "good morning" từ Anh sang Việt, không hiểu sao thiếu chữ thành "go o morning", để rồi nhận được cái kết bị Google mắng nhiếc, chê bai như sau.
|
Lời mắng của Google Translate. |
Ban đầu, rất nhiều người tỏ ra hoài nghi trước bức ảnh được chia sẻ, cho rằng đó là bức ảnh chỉnh sửa. Tuy nhiên, nhiều người khác cũng tò mò thử làm theo và nhận được kết quả y hệt từ hệ thống dịch của Google: "Tiếng Anh ghi cũng ngu, phải là good morning".
Một điều đặc biệt khác, khi người dùng internet tra cứu những từ khác như "god morning", Google Translate vẫn tự nhận biết được và gợi ý từ đúng, thậm chí tự động dịch chuẩn xác.
Người dùng Thanh Bình tỏ ra kinh ngạc xen lẫn thích thú: "Lúc đầu tưởng đùa. Tôi vừa thử và chưa hết sửng sốt. Cũng có chút hồn người đấy chứ".
Bạn đọc Minh Đức thì hóm hỉnh: "Chắc lại nhóm hacker nào muốn trêu người dùng rồi".
Tuy nhiên, tài khoản Thu Thủy tỏ ra bất bình về kết của của Google Dịch: "Đây thật sự là một trò đùa quá quắt. Chẳng có lý do gì mà chửi người khác ngu trong khi chỉ gõ sai một từ tiếng Anh cả. Yêu cầu Google xin lỗi người dùng. Đây chẳng khác gì xúc phạm một người chỉ vì người ta không thông thạo một ngoại ngữ".
Đồng ý kiến về việc bị xúc phạm, tài khoản Ánh Nguyễn cho rằng: "Việc này phải được Google chấm dứt sớm. Những từ ngữ này rất thô thiển, nặng tính chợ búa, miệt thị chứ chẳng có gì gọi là đùa vui ở đây cả".
|
Kết quả dịch "đặc biệt" kèm theo tiếng lóng (đã bị làm mờ). |
|
Chuyển ngữ theo phong cách bông đùa. |
Theo tìm hiểu của PV, lý do
Google Dịch "chửi sấp mặt" người dùng là công cụ này có một chức năng nhận phản hồi từ các người dùng khác, qua đó tiếp thu ý kiến để cho ra bản dịch tốt nhất. Cụ thể, một dòng nhập dữ liệu sẽ xuất hiện để người dùng có thể viết ý kiến của mình về bản dịch chưa ưng ý.
Sau khi nhận những ý kiến của người dùng, Google sẽ tổng hợp và đưa ra kết quả phù hợp với kiến thức chung nhất. Công cụ này của Google Translate khá giống với chức năng góp ý sửa đổi của Bách khoa toàn thư Wikipedia.
Hiện tại, chưa có lời giải thích xác đáng nào cho hiện tượng hy hữu này.
Ngọc Thiện