Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến cho rằng, ăn vải, uống thuốc ho cũng có thể bị phạt thổi nồng độ cồn là quá vô lý.

Ngay dịp đầu năm mới, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội xung quanh quy định mới về việc phạt thổi nồng độ cồn. Theo đó, việc ăn một số loại hoa quả ví dụ như vải hay uống siro ho cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn và vẫn bị phạt là quá vô lý.
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do
Thông tin ăn vải, uống siro ho cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn gây xôn xao dư luận. 
Vải là một loại quả chứa hàm lượng đường cao, khi để bên ngoài trong thời gian dài có thể dẫn đến quá trình lên men. Khi ăn vải, hàm lượng đường bám vào khoang miệng và nếu như bị yêu cầu kiểm tra thổi nồng độ cồn thì máy sẽ trả về kết quả hơi thở có cồn ngay.
Không chỉ có vải, một loạt các loại hoa quả khác nếu ăn vào cũng gặp trường hợp tương tự như: nho, dứa, táo, chuối, sầu riêng, xoài…Bên cạnh đó, siro ho bổ phế cũng nằm trong danh sách trả lại kết quả hơi thở có cồn. Thực tế, máy đo nồng độ cồn chỉ trả kết quả hơi thở có cồn hay không chứ không thể phân biệt được nguyên nhân dẫn tới điều này. 
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do-Hinh-2
 Socola cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn, và cứ có cồn thì bị phạt khiến người dân cực kỳ bức xúc.
 
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do-Hinh-3
Nhiều người tỏ ra vô cùng bất bình trước quy định mới. 
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi trái chiều. Facebooker T.N bức xúc: "Có lẽ anh em taxi, xe ôm nhịn ăn nhịn uống mới dám đi làm quá. Bị ho, ốm thì giờ cũng phải nghỉ làm luôn chứ không uống thuốc rồi đi làm được, lỡ may bị thổi phạt nồng độ cồn lại mất cả ngày công".
Đồng quan điểm, K.L.H bình luận: "Ăn hoa quả xong thì nằm nhà ngủ vài tiếng rồi hẵng ra ngoài. Phạt thế này thì đi bộ ra đường hết thôi chứ ai dám đi xe máy nữa".
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do-Hinh-4
"Thà bắt nhầm hơn bỏ xót" để giữ an toàn cho người tham gia giao thông được nhiều người đồng tình. 
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng do tình trạng tai nạn giao thông vì rượu xảy ra quá nhiều và phức tạp nên những quy định "bắt nhầm hơn bỏ xót" mới được đặt ra. Thay vì bức xúc thì nên chấp hành để có một môi trường giao thông an toàn hơn.

Xem thêm clip: Ăn quả vải, uống siro ho thổi lên nồng độ cồn - Nguồn: Youtube


Quỳnh Thư