Trên chuyến hành trình từ Hà Nội đến của khẩu Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng), trong 300 km có đến gần 6 con đèo. Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất và cũng rất nguy hiểm. Đèo Mã Phục dài 3,5 km, cao khoảng 700 m so với mực nước biển, cách thành phố Cao Bằng khoảng 20 km về phía đông, thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Đây là con đèo nổi tiếng của đất Cao Bằng gắn liền với truyền thuyết về người anh hùng dân tộc Tày tên là Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân đánh dẹp quân xâm lược, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
|
Cung đường đèo Mã Phục với những khúc cua nguy hiểm. Ảnh: Internet |
Đèo Mã Phục là con đường độc đạo, là cửa ngõ đi các huyện phía đông của tỉnh Cao Bằng. Tuy không quá nguy hiểm như "Tứ đại đỉnh đèo" nhưng cũng khiến cho những người không đi quen trên đường này cũng phải lo sợ trong lần đi đầu tiên của mình.
Đèo quanh co, uốn lượn theo triền núi đá vôi. Từ chân đèo lên đến đỉnh đèo tính ra có đến 7 tầng dốc gấp khúc. Một bên đèo là vách núi cao chót vót, một bên là vực sâu với những khe núi hẹp. trên con đèo dường như không có một chỗ đất rộng. Theo một lái xe container cho biết: "Cung đường này tuy không hiểm trở như những đèo như Ô Quy Hồ, Khau Phạ hay Mã Pí Lèng nhưng đường ở đây tương đối hẹp đối với việc lái xe tải hay xe khách qua đoạn đường này đã khó, đối với việc lái xe cotainer càng khó hơn. Để tránh các xe khác thì thường phải đi với tốc độ rất chậm hoặc phải dừng hẳn. Kinh nghiệm của tôi khi đi trên cung đường này là đi với tốc độ thấp, khi cua không nên lại rà phanh. Nhất là những xe chở khách nặng, rà phanh liên tục dẫn đến nóng tăm bua, trơ lì má phanh, thậm chí sôi cả dầu phanh".
Điều quan trọng nhất khi đi đèo là các tài xế phải luôn tuân thủ quy tắc giao thông, không lái nhanh vượt ẩu. Đối với đường hiểm trở cần đi chậm nhưng cũng không vì thế mà gây cản trở, gây ức chế đối với những xe đi sau. Khi xuống dốc, bạn nên cố gắng nhường đường cho xe đang lên dốc, vì xe lên dốc cần nhiều lực kéo hơn, xe phải hoạt động vất vả hơn so với xe xuống dốc.
Trước đó, đã có vụ hai chiếc xe container chạy ẩu lại gây tai nạn khiến cho hàng trăm phương tiện giao thông tắc nghẽn nhiều giờ trên đèo Mã Phục thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh. Tại hiện trường, người dân địa phương cho biết, xe 14C - 04.943 cố tình vượt ẩu, chèn xe 15C- 03.377 trượt bánh sau xuống rãnh, khiến cho toàn bộ mặt đường bị bít chặt, không còn lối đi.
Theo kinh nghiệm của một lái xe lâu năm ở khu vực miền núi, khi vào cua gập tay áo có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ, thì khi vào cua chân ga cũng nên thả lỏng. Bắt đầu vao cua quay vô lăng, để xe chạy theo quán tính (nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để giảm bớt tiếp tốc độ), chuẩn bị góc cua thì lại nhẹ nhàng đệm ga, trả lái. Kiểm soát tốc độ để hạn chế tình trạng mất lái dễ gây ra những vụ tai nạn giao thông nguy hiểm.
Tại đèo Mã Phục, do ở độ cao lớn so với mực nước biển nên hậu khá đặc biệt, mùa đông lạnh giá đến tê tái, đến cóng người và hay có sương muối, sương mù ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của người lái xe.
Tuy nơi đây có địa hình hiểm trở, nhưng có một đẹp vừa hùng vĩ vừa nên thơ mà bình dị của một vùng biên ải. Thung lũng dưới chân đèo gồm những nương ngô, nương lúa rộng lớn. Lên đến đỉnh đèo, một không gian thoáng đãng, bình yên đến lạ thường.
Theo Ninh Lan/VietQ