Bật cười bài văn giới thiệu đồ dùng học tập của học sinh tiểu học

Google News

Ngay sau khi được đăng tải, bài văn này đã ngay lập tức nhận về vô số những ý kiến phản hồi từ cộng đồng mạng.

Phần lớn những bài văn miêu tả của học sinh tiểu học thường thu hút rất đông sự chú ý từ cộng đồng mạng. Tuy không được chỉnh chu, hoa mỹ như nhiều bài văn khác, thế nhưng sự hồn nhiên, ngây thơ và đôi khi là hài hước lại khiến nhiều người dùng không khỏi thích thú.
Mới đây thêm một bài tập làm văn nữa của học sinh tiểu học đã gây chú ý trên mạng xã hội. Theo đó, khi được cô giáo yêu cầu viết đoạn văn giới thiệu đồ dùng học tập, bạn nhỏ này đã miêu tả chiếc cặp sách khiến bất kỳ ai xem qua cũng không nhịn được cười.
Nguyên văn bài làm như sau:
"Có lần mẹ tặng em một chiếc cặp sách rất đẹp và to, nó có màu xanh nhạt rất đẹp nó có hình các con rất 'giễ' thương và lúc em đi học, em để vở, hộp bút, thước kẻ, bút chì vào cặp mà vẫn 'xạch' lúc đến lớp bạn nào cũng nhìn cái cặp sách của em, em sẽ giữ gìn nó cẩn thận. Em yêu nó thật lòng em đi học như thường ngày lúc em học, em được điểm cao em rất vui và bảo mẹ em được điểm cao mẹ rất vui và bảo em giỏi, ngoan".
Bat cuoi bai van gioi thieu do dung hoc tap cua hoc sinh tieu hoc
 
Ngay sau khi được đăng tải, bài văn này đã ngay lập tức nhận về vô số những ý kiến phản hồi từ cộng đồng mạng. Đa số người dùng đều thích thú và bật cười trước bài văn miêu tả của cô bé tiểu học.
"Đúng là học sinh tiểu học mà, chỉ toàn những lời nói thật thà, chất phác, thế nhưng mình lại thích cách diễn đạt của các em hơn là những lời văn hoa mỹ";
"Đọc mấy bài văn của học sinh tiểu học lúc nào cũng thấy giải trí, ngây ngô đến mức đáng yêu";
"Chết cười. Cứ đọc mấy bài văn của các con là cười sằng sặc ấy".
Quả thực, những lời văn có phần tâng bốc của học sinh này phải khiến người khác phải bật cười. Tuy nhiên, ở độ tuổi của các em nên khuyến khích các em viết ra những gì mà suy nghĩ để kích thích sự sáng tạo. Nếu chẳng may gặp những lời lẽ hơi phi lý thế này, giáo viên và phụ huynh có thể nhẹ nhàng góp ý để các cô cậu học trò tự điều chỉnh.
Theo Linh Chi/Đời sống và Pháp luật