1. Trước khi lên đường
Rất nhiều du khách đặt trước cả tá khách sạn, nhà nghỉ khi họ đi du lịch nước ngoài. Nếu phải đặt cọc một phần, hoặc toàn bộ tiền trước qua Internet, hãy tránh sử dụng ngân hàng hết mức có thể. Các ngân hàng sẽ thu phí giao dịch từ 20-30 USD (400.000-600.000 đồng). Tỷ giá hiện nay cũng không được khá khẩm gì. Thêm vào đó, bạn sẽ phát hiện ra một phần tiền của mình đã bị bốc hơi đi đâu mất. Số tiền này có thể là 30-50 USD (600-1 triệu đồng) phí trung gian mà các ngân hàng trừ ra.
|
Ảnh minh họa. |
Một số chủ nhà nghỉ, khách sạn sử dụng Paypal, có phần tiện hơn nhưng bạn vẫn phải trả một khoản phí giao dịch. Paypal cũng đánh vào tỷ giá tương đương như các ngân hàng.
Một trong những cách tốt nhất để gửi tiền ra nước ngoài chính là thông qua các công ty chuyển tiền, vốn có tỷ giá đổi tiền tốt hơn đa số ngân hàng, họ cũng tính phí quản lý rẻ hơn. Khi phải trả một số tiền khách sạn lớn, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền với cách thức này. Ngoài ra, trước khi đi, bạn cũng nên thông báo cho ngân hàng để họ kiểm soát chặt chẽ các giao dịch từ tài khoản khi bạn đang ở nước ngoài.
2. Séc du lịch và thẻ tiền du lịch
Bạn có thể mua các loại séc du lịch, nhưng số lượng những loại séc này đã giảm mạnh vài năm nay. Nguyên nhân là do thẻ tín dụng tiện dụng hơn, cũng có nhiều cây ATM hơn trước đây.
Nhiều người vẫn ưa dùng séc bởi lẽ họ có thể lấy lại tiền nếu tấm séc bị trộm hoặc mất (nếu họ giữ được số series). Nhưng bạn phải trả phí khi mua.
Thẻ tiền du lịch với khả năng đổi ngoại tệ cũng đang là một thay thế mới cho séc du lịch. Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp loại thẻ này. Nhìn chung, bạn chỉ cần đưa tiền vào thẻ, nó sẽ chuyển sang loại tiền tệ mà bạn cần. Bạn cũng có thể nạp nhiều loại tiền tệ cùng một lúc. Tỷ giá sẽ được khóa lại tại thời điểm bạn mua thẻ, do vậy bạn sẽ không phải e ngại về việc tỷ giá dao động.
Hãy sử dụng các thẻ này để mua hàng tại nước ngoài hay rút tiền từ ATM. Bạn cũng có thể nạp tiền bằng hệ thống ngân hàng online. Có nhiều loại thẻ, tùy thuộc vào mệnh giá, nhưng bạn có thể trả phí nạp thẻ ban đầu, phí tái nạp thẻ, phí chuyển đổi ngoại tệ và phí rút thẻ ngân hàng.
3. Thẻ tín dụng và thẻ debit
Dùng thẻ tín dụng và debit, bạn sẽ phải trả nhiều phí hơn. Khi mua hàng, rút tiền ATM, bạn sẽ phải trả phí giao dịch nước ngoài, thường ở mức 3%. Các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ tính phí rút tiền từ ATM của họ. Bạn có thể tránh được vấn đề này nếu sử dụng ngân hàng có đối tác ATM tại nước ngoài.
Nên nhớ, phải luôn sử dụng thẻ debit khi rút tiền ATM. Nếu bạn rút tiền bằng thẻ tín dụng, trường hợp này gọi là tính tiền trước, và bạn sẽ tự động phải trả lãi suất cho lần rút tiền này (có thể lên tới 24%). Bạn sẽ tiếp tục bị tính mức lãi suất cao ngất này cho đến khi trả hết toàn bộ số tiền giao dịch.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng, ví dụ như trả tiền ăn tại Paris, bạn sẽ không phải trả lại tiền cho đến khi bạn đã hết hạn được miễn tính lãi suất (lên tới khoảng 55 ngày, tùy thuộc loại thẻ).
Một vấn đề khác là các khách sạn lấy trước một phần gọi là tiền cho phép từ thẻ này khi làm thủ tục check-in để trả cho bất kì dịch vụ nào mà bạn sử dụng, ví dụ như mini bar. Số tiền còn lại trong thẻ tín dụng sẽ bị trừ cho số tiền này – có thể vào khoảng vài trăm đôla. Nếu bạn dùng thẻ debit, bạn sẽ bị lấy hết số tiền nói trên, đặc biệt là phải mất đến vài ngày hoặc vài tuần sau số tiền này mới được hoàn trả lại. Có một cách để tránh được vấn đề chính là đưa tiền mặt để đặt cọc cho khách sạn.
4. Tiếp cận tiền sau khi bị mất hoặc cướp
Nếu mang quá nhiều tiền mặt bên người khi ra nước ngoài, bạn sẽ lâm vào cảnh khốn cùng nếu bị mất hoặc cướp. Một số công ty bảo hiểm du lịch sẽ hoàn lại số tiền này, nhưng bạn có khả năng phải trả phí, và tất nhiên cả sự bất tiện vì phải báo cảnh sát. Rất nhiều loại bảo hiểm cũng chỉ giới hạn hoàn tiền mặt dưới 250 USD (khoảng 5,5 triệu đồng).
Bạn sẽ cần phải chuyển tiền để có ngay tiền mặt trong túi trong thời gian sớm nhất. Cách tốt nhất là làm việc với các ngân hàng toàn cầu, để bạn có thể chuyển tiền từ tài khoản ở quê nhà sang một chi nhánh ngân hàng gần nhất. Ngoài ra, người thân cũng có thể gửi tiền cho bạn qua MoneyGram hoặc Western Union, bạn cần có giấy tờ chứng minh để nhận tiền, và thường vẫn phải trả phí.
Nếu thẻ tín dụng hoặc thẻ debit bị mất hoặc cướp, bạn có thể đổi sang cái mới khi gọi vào số khẩn cấp. Nhiều ngân hàng có dịch vụ cung cấp thẻ mới khẩn cấp thông qua hệ thống chi trả phối hợp như MasterCard, Visa. Tiền của bạn cũng được bảo vệ, miễn là bạn thông báo cho cho ngân hàng sớm, và không làm gì ngớ ngẩn như kiểu để thẻ trong máy, cho người khác biết mã pin, hoặc sử dụng sinh nhật làm mật mã.
Đối với thẻ tiền du lịch, nếu bị mất hoặc cướp, chỉ thông báo và thẻ sẽ bị ngắt. Đôi khi, bạn có thể được cấp thẻ dự phòng có mã khác, trong trường hợp bị mất thẻ đầu tiên, nhưng thường thì công ty sẽ cấp cho bạn một thẻ mới tinh. Thẻ này không được liên kết với tài khoản ngân hàng, do vậy bạn không phải lo lắng quá nhiều. Bạn cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm cho bất kì giao dịch phi pháp nào cả.
>>> Mời quý độc giả xem video Top tỷ phú giàu nhất 2015 (nguồn Youtube):
Theo Lao Động