Triệu chứng và cách điều trị rối loạn tiền đình

Google News

(Kiến Thức) - Rối loạn tiền đình biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt...

Trước đây, rối loạn tiền đình chỉ phát triển trong nhóm người cao tuổi nhưng hiện nay nó đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của nó là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.
Trieu chung va cach dieu tri roi loan tien dinh
Ảnh minh họa 
Cần đi khám để phát hiện chính xác bệnh
Rối loạn tiền đình là triệu chứng rất hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình.
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, là dạng bệnh lành tính, chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt. Trường hợp nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…
Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiền đình. Ngoài ra rối loạn tiền đình còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Phòng tránh nguy cơ
Để phòng ngừa hội chứng rối loạn tiền đình, cách tốt nhất là thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước.
Khi đã mắc hội chứng rối loạn tiền đình thì phải cẩn trọng trong tư thế sinh hoạt, như không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn. Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt... 
Trường hợp chóng mặt kèm theo các triệu chứng như nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác... thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh.
Bệnh nhân tuyệt đối không tự mua thuốc uống theo mách bảo, theo đơn thuốc cũ vì ngoài rối loạn tiền đình, các dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch máu não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.
BS. Nguyễn Tiến An/ Theo Sức khỏe & đời sống

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Kiệt Dũng -

Kiệt Dũng xin hỏi là em hay bị váng đầu ù tai,ngực thỉnh thỏang tức và đau bên trái,khó thở có phải là dấu hiệu bệnh tim không ạ,mong tòan soạn hồi âm cho em theo điạ chỉ email:lamkietdung@gmail.com

Hiển thị thêm bình luận