|
Ảnh minh họa. |
Vẫn cái giọng thì thầm như trong phim
tình báo ấy, chị bảo: "Cái chị kia chắc bị mất túi rồi". Quả thật, liền
ngay sau đó một chị mua hàng gần đó hốt hoảng kêu mất túi xách để trong
cốp xe. Mặt mũi tái xanh, chị quay ra hỏi mấy người bán hàng gần đấy
xem có biết ai đã lấy mất túi của mình không. Ai cũng ái ngại quay đi.
Chẳng ai dám nói, dù chắc chắn có người đã nhìn thấy, ít nhất là chị đã bán hàng cho tôi. Nhưng họ không dám kêu. Kêu lên thì liệu có ai hưởng ứng, có ai bắt chúng không, có ai bảo vệ mình không? Ngày nào bọn nó cũng qua đây, ai kêu thì mai chúng sẽ tới đập phá cửa hàng, thậm chí còn đánh nữa.
Không bị mất cắp nhưng mà buồn quá! Buồn vì có cảm giác mất mát một cái gì đó lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Đó là lòng tin vào những điều tốt đẹp. Khi mà những người ngay phải sợ kẻ gian như thế liệu bạn có thể yên tâm mà đi ra đường. Khi tên kẻ trộm móc túi người bên cạnh mà mình phải quay đi, không dám kêu lên, liệu có phải là một việc bình thường? Đúng là không bình thường, vậy mà chúng ta vẫn phải chấp nhận nó, coi đó như là một cách để tồn tại, để mình được an toàn. Những chuyện như thế nghe mãi rồi, nói mãi rồi, nhưng khi nó xảy ra ngay trước mắt mình, nó lướt qua sát ngay cạnh mình như thế, vẫn thấy sao mà buồn.
Đừng nghĩ đó là vô cảm. Buồn lắm chứ, bất lực lắm chứ, nhưng phải thích nghi để tồn tại. Không chỉ với người khác đâu mà với bản thân mình cũng vậy, nó có cướp điện thoại, có giật dây chuyền, cứ để cho nó lấy, giữ lại có khi bị đánh, bị chém, bị đẩy ngã... lại thiệt vào thân. Thôi thì đành an ủi: Của đi thay người. Thậm chí bạn còn phải dạy con cái, khi kẻ trộm đã vào nhà tốt nhất đóng cửa phòng lại, cứ để cho nó lấy gì thì lấy, đừng kêu mà nó giết.
Vẫn biết đó là cách tiêu cực, là tiếp tay cho cái xấu, cái ác, nhưng biết làm sao được, phải tự bảo vệ mình thôi. Chúng ta khâm phục những người dũng cảm đuổi theo tên cướp, hô hoán khi nhìn thấy kẻ móc túi... nhưng không dám học tập.
Minh Anh