Theo Biên bản làm việc ngày 20/3/2019 giữa Sở TN&MT tỉnh Sơn La với Công ty CP mía đường Sơn La đã có hàng loạt những sai phạm đang tồn tại khi Công ty CP mía đường Sơn La nâng công suất từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm. Sai phạm cụ thể như sau:
1. Công ty CP mía đường Sơn La không lập kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án để niêm yết công khai theo quy định.
2. Không lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc khi thải tự động đối với khí thải phát sinh sau xử lý.
3. Chưa hoàn thiện hệ thống thu gom nước giải nhiệt, còn để hiện tượng nước giải nhiệt chảy ra môi trường.
4. Chưa thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom và thoát nước mưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nhị định 80/2014/NĐ – CP .
5. Hệ thống thu gom nước thải chưa xây dụng hoàn thiện, còn nhiều chỗ dò rỉ, vận hành không đúng theo Báo cáo ĐTM được phê duyệt.
6. Không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.
7. Không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.
8. Không có phương án phòng chống sự cố môi trường (vi phạm điểm a, khoản 1, điều 108, luật BVMT (Bảo vệ môi trường) 2014).
|
Văn bản vạch rõ những sai phạm của Công ty mía đường Sơn La. |
|
Biên bản làm việc giữa Sở TN&MT tỉnh Sơn La và Công ty CP mía đường Sơn La cho thấy những sai phạm đang tồn tại của Công ty mía đường Sơn La. |
Theo khoản 2, điều 9, Nghị định 155/2016/NĐ – CP Ngày 18/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì Công ty CP mía đường Sơn La có thể bị phạt tiền tối đa gần 1 tỷ đồng.
|
Việc công suất từ 45.000 lên 150.000 tấn đường/năm khiến người dân nghi ngờ về việc xử lý nước thải của Công ty mía đường Sơn La. |
Sai phạm thì đã rõ ràng thế nhưng lãnh đạo Công ty CP mía đường Sơn La lại khẳng định phía Công ty luôn gắn sản xuất với đảm bảo môi trường. Được biết, theo Báo cáo ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) đã được phê duyệt thì toàn bộ nước thải phải được thu gom vào Bể chứa, sau đó dẫn vào 2 hệ thống xử lý nước thải và cuối cùng là dẫn vào các hồ chứa để tái sử dụng. Nhưng trên thực tế Công ty này lại dẫn nước thải vào 3 hồ chứa rồi mới dẫn vào hệ thống xử lý, nước sau xử lý được dẫn vào một hồ chứa để tái sử dụng.
|
Quá trình vận hành công trình xử lý nước thải Công ty đã "làm sai quy trình" khiến người dân phải chịu cảnh ô nhiễm. |
Người dân cho rằng, do làm sai quy trình nên một lượng lớn nước thải tại các hồ chứa chưa được xử lí đã “rò rỉ” ra bên ngoài môi trường là nguyên nhân góp phần vào hiện tượng nước tại các mạch nước ngầm có màu đen kịt và bốc mùi hôi thối nồng nặc chảy trực tiếp ra suối Nậm Pàn. Với những gì đang diễn ra, và những gì người dân đã, đang và sẽ phải hứng chịu thì trách nhiệm thuộc về
Công ty CP mía đường Sơn La là không hề nhỏ.
|
Suối Nậm Pàn đang ngày đêm "chịu hậu quả" bốc mùi hôi thối. |
Sai phạm là như vậy, thế nhưng thay vì khắc phục triệt để trái lại Công ty CP mía đường Sơn La vẫn “dửng dưng” chỉ khi nào “dân kêu” mới “bắt tay” vào xử lý ô nhiễm. Ô nhiễm thì xảy ra từ nhiều năm nay thế nhưng lãnh đạo Công ty khẳng định “mới chỉ xảy ra có 2 ngày hôm nay có chiều hướng tăng lên, chúng tôi đang quyết liệt cô lập các hồ để tìm điểm rò rỉ”.
Có thể khẳng định việc thiếu trách nhiệm trong quản lý vận hành sản xuất, thiếu trách nhiệm trong khắc phục hậu quả vì “ô nhiễm bắt đầu từ nhiều nguồn khác nhau” mà “không phải của Công ty mía đường Sơn La”.
Phải chăng UBND tỉnh Sơn La thiếu trách nhiệm và thiếu quyết liệt trong việc quản lý và xử lý những sai phạm của Công ty CP mía đường Sơn La, trong khi người dân vẫn ngày đêm phải sống trong môi trường ô nhiễm kêu cứu trong “vô vọng”.