5 ký hiệu hữu ích nên dạy bé trước khi biết nói

Google News

Đó là các ký hiệu để diễn tả "Con bị đau", "Mẹ yêu con/Con yêu mẹ", "Con muốn đi bô", "Giúp con với" và "Cảm ơn mẹ" khi bé chưa biết phát âm.

Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Những bé được tiếp xúc với ngôn ngữ ký hiệu sau này sẽ có vốn từ vựng lớn hơn và sớm hơn những em bé không được học ngôn ngữ ký hiệu. Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ ký hiệu cũng giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé và thắt chặt tình cảm giữa bé với cha mẹ. Việc học các ngôn ngữ ký hiệu có vẻ khó khăn nhưng một khi bé đã sử dụng thành thạo vài ký hiệu, bé sẽ dễ dàng học thêm những ký hiệu mới.

Bạn có thể mở rộng vốn từ ký hiệu của bé bằng cách sử dụng một ký hiệu mới thường xuyên, và gắn ký hiệu với những trải nghiệm thực tế của bé. Hãy bắt đầu bằng những gì là quan trọng đối với bé như những món ăn hay hoạt động ưa thích (ví dụ sữa hay chơi bóng trong công viên). Trước khi bạn biết điều đó, bé thậm chí tự phát minh ra những ký hiệu cho riêng mình. Đó là những gì con gái tôi đã làm khi bé không biết làm cách nào để chia sẻ những gì bé muốn với tôi. Bé chỉ tay ra cửa tức là bé muốn đi chơi.

Dưới đây là 5 ký hiệu hàng đầu chúng tôi đã sử dụng trước khi con gái của tôi có thể phát âm ra những gì bé muốn nói.

1. Đau

Ban đầu con gái tôi nghĩ ký hiệu này rất buồn cười. Tôi sử dụng nó khi bé kéo tóc tôi bởi vì hành động của bé làm tôi đau. Tuy nhiên, tôi càng sử dụng nhiều ký hiệu này khi bé ngã hoặc đụng đầu vào đâu, ký hiệu này càng có ích cho bé. Trước khi bé có thể giao tiếp bằng lời nói, bé đã có thể nói cho tôi biết bé bị đau ở đâu, như đau chân do móng chân bị gẫy và đau miệng khi bé đang mọc răng. Đây là một ký hiệu đơn giản và bạn có thể làm bằng cách chỉ ngón tay trỏ vào vùng cơ thể bị đau.

 Ảnh: Babysignlanguage

Ngôn ngữ ký hiệu: Nắm hờ hai bàn tay, riêng ngón trỏ duỗi thẳng. Hướng hai ngón trỏ vào nhau. Đặt hai bàn tay ở vị trí bị đau. Đôi khi người lớn cũng sử dụng những ký hiệu này với nhau để nói về việc bị đau.

2. Giúp đỡ

Bạn có thể sử dụng ký hiệu này khi bạn cần sự hợp tác của bé hoặc khi bé cần sự giúp đỡ của bạn. Đây là cách rất tuyệt vời để con gái tôi thu hút sự chú ý của tôi và nói cho tôi biết bé đang cần tôi ngay lập tức. Tôi làm ký hiệu này theo cách đơn giản hơn so với phiên bản Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (ASL). Đó là đập lòng bàn tay vào ngực hai lần.
 
Ngôn ngữ ký hiệu phổ thông: Ngửa lòng một bàn tay, đặt bàn tay còn lại ở phía trên, bàn tay này nắm hờ, riêng ngón cái duỗi ra. Nếu hỏi bé có cần giúp đỡ không thì đập nắm tay xuống lòng bàn tay, gợi ý giúp đỡ bé thì di chuyển cả hai bàn tay từ trong ra ngoài (hướng về phía bé), nhờ bé giúp đỡ thì di chuyển hai bàn tay theo hướng ngược lại

3. Mẹ yêu con

Có hai biến thể của cách nói “Mẹ yêu con/Con yêu mẹ/I love you” và bạn có thể sử dụng ký hiệu rút gọn bằng một bàn tay. Ký hiệu rút gọn này (giơ 3 ngón tay cái, trỏ và út trong khi cụp ngón tay giữa và ngón nhẫn xuống. Hướng lòng bàn tay về phia em bé và di chuyển bàn tay từ từ trong khi nói Mẹ yêu con) rất dễ học và khi dùng rất thú vị. Con gái tôi luôn cười rất tươi mỗi lần tôi sử dụng ký hiệu này với bé ở bên ngoài cửa sổ khi tôi thả bé vào trong nhà trẻ.
 

4. Xin làm ơn, xin vui lòng

Không bao giờ là quá sớm để học cách cư xử tốt. “Xin vui lòng” và “cảm ơn” là hai từ có thể sử dụng thường xuyên trong vốn từ vựng hàng ngày của bạn và bé. Giờ đây, con gái tôi đã có thể dễ dàng sử dụng “Xin vui lòng” và “cảm ơn” mà không cần tôi phải nhắc.

 

Ngôn ngữ ký hiệu cảm ơn: Mở bàn tay, duỗi thẳng các ngón tay. Chạm các ngón tay vào cẳm và đưa bàn tay ra phía trước, gần giống kiểu hôn gió nhưng với ký hiệu cảm ơn, bàn tay để thấp hơn.

 


Ngôn ngữ ký hiệu làm ơn, xin vui lòng: Mở rộng bàn tay, úp lòng bàn tay vào ngực và di chuyển thành một đường vòng, giống như chà xát quanh ngực

5. Đi vệ sinh, đi bô

Ký hiệu này được sử dụng cho cả việc đi ị và đi tiểu của bé. Sử dụng các ký hiệu khi bạn thấy bỉm của bé bị bẩn để bé có thể nhận thức được những gì bé vừa làm. Tôi cũng dùng ký hiệu này khi thay bỉm để liên hệ với việc tại sao bỉm lại ướt.

 

Ngôn ngữ ký hiệu: Nắm bàn tay, ngón cái để giữa ngón trỏ và ngón giữa, giơ nắm tay ngang vai và lắc lắc nắm tay giống như bạn đang rung chuông báo hiệu cho bé đã đến lúc đi vệ sinh.

TIN LIÊN QUAN
TIN ĐỌC NHIỀU

Theo VnExpress