- Vừa qua, anh Nguyễn Ngọc Nhung (Hà Nội) bị điện giật do tuốt lúa. Người nhà sau khi biết bệnh nhân bị điện giật, vội rút cầu dao điện và thấy anh không thở nữa thì vội vàng bế anh tới bác sĩ gần nhà. May mắn là quãng đường vận chuyển ngắn, anh được cứu thoát. Nếu không chưa biết chuyện gì xảy ra bởi người nhà không sơ cứu bệnh nhân trước khi tới cơ sở y tế.
Lời bàn: PGS.TS Mai Xuân Hiên, Bệnh viện 103 cho biết, cấp cứu bệnh nhân đòi hỏi khẩn cấp nhưng không phải vì nhanh quá mà làm "ẩu", bỏ qua những công đoạn quan trọng sẽ khiến bệnh nhân có thể tử vong trên đường di chuyển.
Khi bệnh nhân xảy ra tai nạn, quan trọng nhất là kiểm tra nhịp thở đầu tiên. Nếu thấy bệnh nhân không thở được, thì bất cứ cấp cứu nào, nguyên nhân từ đâu cũng phải ép tim lồng ngực để bệnh nhân tự thở được trước khi chuyển đến bệnh viện.
|
Ép tim lồng ngực để bệnh nhân tự thở. |
Cách ép tim ngoài lồng ngực khá đơn giản. Hai tay đan xen nhau, đặt vị trí ngực, ấn vào và thả ra không quá mạnh, không quá nhẹ tới khi bệnh nhân tự thở thì chuyển tới bệnh viện ngay. Một số trường hợp ngoài ép tim lồng ngực có thể phải hô hấp nhân tạo như ngất, đuối nước...
P.Hằng (ghi)
Bài đọc nhiều: